Nông dân, doanh nghiệp và nông sản

Những hành động và tấm lòng đó thật đáng quý. Nhưng về lâu dài, bằng cách đó khó có thể giúp giải quyết vấn đề lớn như vậy.
Ở Bắc Giang, cũng từng có những năm nông dân đổ bỏ vải thiều hoặc để mặc quả chín trên cây vì tiền bán vải không đủ chi phí thu hái. Nghịch lý là ở vùng trồng thì nông dân phải đổ bỏ trong khi người tiêu dùng vẫn phải mua sản phẩm với giá cao hoặc nhiều nơi không có mà ăn. Trong khi đó, thị trường nông thôn nước ta với hơn 70% dân số lại chưa được doanh nghiệp (DN) quan tâm khai thác bằng các kênh phân phối hợp lý.
DN ở đâu khi nông dân gặp khó khăn? Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Tổng hội Nông nghiệp và PTNT Việt Nam cho biết trong tham luận tại một hội thảo ở Bắc Giang thì hiện nay, DN rất đắn đo khi đầu tư vào nông nghiệp vì nguy cơ gặp nhiều rủi ro, hiệu quả thấp. Họ chủ yếu tham gia vào nông nghiệp ở khâu thu gom, sơ chế và tiêu thụ - khâu ngọn. Chính vì tham gia vào khâu ngọn nên họ không quan tâm đến chuỗi sản xuất, thấy lợi thì làm, bằng không thì thôi. Sản xuất của nông dân theo đó rơi vào tình trạng bấp bênh, thụ động, làm ra sản phẩm mà chưa biết bán được hay không, bán cho ai.
Trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có những mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp có sự tham gia chặt chẽ của DN như Công ty cổ phần Sản xuất và thương mại Tân Nông (TP Bắc Giang) chuyên liên kết sản xuất khoai tây chế biến; Công ty cổ phần Thực phẩm và chế biến xuất khẩu GOC (Lạng Giang) chuyên liên kết sản xuất các loại rau, quả chế biến xuất khẩu… Tuy nhiên, những mô hình như vậy chưa nhiều. Nông sản chủ lực của tỉnh với sản lượng lớn như gà đồi Yên Thế, vải thiều Lục Ngạn cũng chưa có được các DN mạnh tham gia chuỗi sản xuất.
Để tránh rơi vào thế thụ động, tinh thần kinh doanh của nông dân cần được nâng cao hơn, cần hình thành thói quen sản xuất, mua bán nông sản thông qua hợp đồng để không bị thương lái chụp giật lợi dụng gây bất lợi cho cả nông dân lẫn DN. Chừng nào tư duy thị trường của người nông dân còn hạn chế thì chừng đó sản xuất nông nghiệp còn khó khăn. Mà trong tư duy thị trường cần có cả tâm thế biết chấp nhận và vượt lên rủi ro. Trong sản xuất, kinh doanh, không thể lúc nào cũng chỉ có được mà không có mất. Gần đây, các nhà phân tích kinh tế cho rằng nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang nông nghiệp vì trong bối cảnh khó khăn, họ nhận thấy một số lợi thế của lĩnh vực này. Đó là một tín hiệu vui. Khi DN đầu tư vào sản xuất, họ sẽ là pháp nhân quan trọng trong việc định hướng thị trường, lựa chọn công nghệ và tìm nguồn vốn đầu tư; lợi ích của họ gắn liền với lợi ích của nông dân.
Song lâu nay, nói về sự tham gia của DN vào nông nghiệp người ta vẫn quan niệm đây là trách nhiệm của Nhà nước thông qua những chính sách thu hút đầu tư. Điều đó đúng. Nhưng bản thân người nông dân cũng cần phải làm gì đó để kéo DN đến với mình.
Related news

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.

Gà sao là đối tượng vật nuôi mới với ý tưởng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi có giá trị thu nhập cao cho nông hộ nhằm thay thế dần những vật nuôi thu nhập thấp không ổn định và thường xuyên bị rủi ro dịch bệnh, giá đầu ra bấp bênh. Với mục đính đó, được sự hỗ trợ của Sở Nông nghiệp –PTNT; Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh xây dựng thành công mô hình gà sao tại xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên) và Đức Lạng (Đức Thọ) đạt hiệu quả cao.

Mặc dù đang ở chính vụ nhưng nhiều ao nuôi thủy sản nước lợ vẫn chưa được nông dân cải tạo, thả giống do điều kiện nuôi không thuận lợi. Lựa chọn con giống và kỹ thuật thả nuôi phù hợp là biện pháp cần thiết để nông dân có thể tận dụng những diện tích ao “bỏ hoang”, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Sau khi trái cam sành vụ nghịch leo lên mức giá trên 30.000 đồng/kg thì ngay lập tức nhiều nhà vườn ở các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh đã đổ xô trồng cam sành. Và hậu quả như thế nào thì chưa thể đoán được, nhưng thực trạng hiện nay giá cam sành đã tuột thẳng dốc và chỉ còn 7.000 - 8.000 đồng/kg.