Bùng Phát Dịch Bệnh Hại Tôm
Ngày 7-7, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) cho biết, trong tuần qua, tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ đã xảy ra ở 6 tỉnh, thành Nghệ An, Hà Tĩnh, Ninh Thuận, TPHCM, Tiền Giang và Cà Mau. Tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại do bệnh đốm trắng là 1.843ha và diện tích bị thiệt hại do hội chứng gan tụy cấp là 2.797ha. Địa phương có diện tích bị thiệt hại nhiều nhất là Cà Mau.
Cục Thú y đề nghị các địa phương cần lưu ý tăng cường thu mẫu giám sát môi trường và dịch bệnh trên tôm nuôi để có thông tin cảnh báo sớm ngăn chặn dịch bệnh xuất hiện, thực hiện tốt thông tư 52/2011/TT-BNN-PTNT ngày 28-7-2011 của Bộ NN-PTNT và hướng dẫn số 970/TY-TS ngày 21-6-2012 của Cục Thú y. Các đơn vị cần phối hợp tổ chức kiểm tra chặt chẽ, đôn đốc công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản. Thủ tướng Chính phủ cũng vừa chỉ đạo Bộ NN-PTNT xuất cấp (không thu tiền) 95 tấn hóa chất sát trùng chlorine từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các địa phương phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.
Theo Sở NN-PTNT các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh, 6 tháng đầu năm 2013, các địa phương nêu trên có trên 22.000ha diện tích nuôi tôm bị thiệt hại. Nguyên nhân là do bệnh hội chứng hoại tử gan tụy và bệnh đốm trắng; môi trường nước bị ô nhiễm, nắng nóng kéo dài và mưa trái vụ, hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ, người nuôi thiếu vốn sản xuất…
Theo đó, tỉnh Bạc Liêu đã thả nuôi 119.879ha, trong đó bị thiệt hại 15.324ha; Sóc Trăng thả nuôi 16.081ha, thiệt hại 3.355ha; Trà Vinh thả nuôi 22.500ha, thiệt hại 320ha. Tại Bạc Liêu, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu đã và đang xem xét bồi thường bảo hiểm tôm nuôi 1.270ha, với 1.347 hộ, tổng số tiền bồi thường ước tính trên 209 tỷ đồng. Trong đó, diện tích bị thiệt hại đã được giải quyết bồi thường 841ha, với 979 hộ, số tiền đã bồi thường hơn 108,8 tỷ đồng.
Related news
Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.
Sự kiện Công ty TNHH Một thành viên (MTV) Nichirei Suco Việt Nam đưa vào hoạt động nhà máy chế biến ngay trên vùng nguyên liệu sơ ri Gò Công (Tiền Giang) đã mở ra cơ hội mới cho loại đặc sản của vùng đất nhiễm mặn này.
Theo đó, tại các cánh đồng lúa, ngô nhân dân đang tích cực chủ động làm cỏ, bón phân và phun thuốc trừ sâu trên những diện tích lúa xuất hiện sâu gây hại. Nhân dân các địa phương được khuyến cáo giữ mực nước ổn định cho lúa từ 2 - 3cm, kết hợp làm cỏ, sục bùn, thuận lợi cho cây lúa bén rễ phát triển
Toàn huyện có 70 con trâu, bò bị ốm, 12 con chết do mắc các bệnh lở mồm long móng, tụ huyết trùng, tiêu chảy, phân trắng bê nghé, viêm phổi; 386 con lợn ốm, 34 con chết do mắc dịch tả, tụ huyết trùng, đóng dấu, lép tô…
Đầu vụ 2014, tình hình dịch bệnh đã xảy ra với diện tích 6,29 ha, chủ yếu là bệnh đốm trắng và bệnh môi trường đã làm thiệt hại đến kinh tế của người nuôi. Nguyên nhân chủ yếu là do trong quá trình nuôi các hộ ngư dân chưa được trang bị các thiết bị đo môi trường nên việc kiểm tra các chỉ số môi trường chưa được thường xuyên và kịp thời.