Thành Công Của Dưa Hấu Kỳ Lý
Gần 6 năm sau ngày được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học-Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Dưa hấu Kỳ Lý”, mặt hàng nông sản này đã giúp người dân Phú Ninh (Quảng Nam) luôn có những vụ mùa thành công.
Cách đây 6 năm, ông Nguyễn Trung (khối phố Tam Cẩm, thị trấn Phú Thịnh, huyện Phú Ninh) cùng hàng trăn hộ dân trong vùng đã mạnh dạn chuyển hàng chục ha đất lúa sang trồng dưa hấu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rất lớn từ phía thương lái sau khi thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý ra đời.
Vụ dưa Đông Xuân 2013-2014 vừa qua, toàn huyện trồng 491ha dưa, sản lượng đạt gần 13.890 tấn. Bình quân đạt doanh thu 180 triệu đồng/ha và tổng giá trị thu được từ dưa hấu trên toàn huyện khoảng 90 tỷ đồng.
Theo ông Đinh Long Toàn, Phó Trưởng phòng NNPTNT huyện Phú Ninh, việc trồng dưa ở địa phương bắt đầu từ năm 1993 và phong trào trồng dưa bắt đầu phát triển mạnh tăng cả diện tích và sản lượng từ năm 2004 đến nay.
Lúc đó sau khi thu hoạch dưa nông dân chủ yếu mang xuống bán tại ngã ba Kỳ Lý (xã Tam Đàn). Cánh tài xế xe khách, xe tải khi ghé đây mua dưa, ăn thấy ngon ngọt hơn ở những vùng khác nên tự quảng bá “ghé mua dưa hấu Kỳ Lý” khi có người hỏi.
Chính vậy, dù trồng trên nhiều xã tại Phú Ninh chứ không hẳn ở Kỳ Lý nhưng giới lái xe, thương lái vẫn quen gọi là dưa hấu Kỳ Lý. Nên khi đăng ký thương hiệu, chính quyền địa phương và người dân đều thống nhất tên gọi là "Dưa hấu Kỳ Lý" để đăng ký bảo hộ.
Theo ông Toàn, dưa hấu Kỳ Lý có những đặc điểm mà dưa hấu trồng ở các vùng khác khó sánh bằng: vỏ dày nên vận chuyển lâu ngày vẫn không bị nhăn da hay héo; màu dưa và ruột dưa không biến màu và giữ nguyên chất lượng. Đặc biệt, ruột dưa hấu Kỳ Lý màu đỏ đậm với vị ngọt đậm đà, thanh mát nên khách rất chuộng.
Nói về hướng đi cho thương hiệu nông sản nổi tiếng này, ông Đinh Long Toàn cho biết: “Từ năm 2012, UBND huyện đã triển khai thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp và thực hiện sản xuất tập trung hàng hóa, trong đó có cây dưa hấu. Từ đó, các cánh đồng cho thu nhập cao chuyên sản xuất dưa hấu mang thương hiệu Kỳ Lý cũng hình thành và sản xuất ổn định. Hiện nay, vùng sản xuất dưa hấu trọng điểm của Phú Ninh vẫn tập trung ở các xã Tam Phước, Tam Thành, Tam Lộc và tạo hiệu quả cao, mở hướng đi mới cho nông dân địa phương”.
Cũng theo ông Toàn, UBND huyện đang tập trung thực hiện kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu ưu tiên tiên cho vùng sản xuất tập trung, đặc biệt là các vùng trồng dưa hấu thương hiệu Kỳ Lý nhằm tạo tính bền vững, ổn định cho loại nông sản đặc trưng này. Đồng thời, UBND huyện cũng tích cực chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật Phú Ninh triển khai sản xuất dưa hấu theo mô hình VIETGap nhằm tăng tính cạnh tranh cho thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý.
“Cũng nhờ thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý được bảo hộ nên dù đôi lúc cũng bấp bênh giá cả nhưng nhìn chung cứ đến mùa vụ chính là thương lái “ưu tiên” mua dưa đất này trước”, ông Trung chia sẻ.
Đang bón thúc cho 5 sào dưa hấu trên cánh đồng Đất Nà, ông Trung vui vẻ chia sẻ: “Vụ trước ở đâu rớt giá thê thảm chứ dưa thương hiệu Kỳ Lý vẫn cháy hàng. Vụ đó, tôi thu hoạch 5 tấn dưa với giá bình quân 6.000 đồng/kg nên thu nhập cũng khá.
Tiếp vụ này tôi cũng trồng 5 sào dưa nữa, không có thay đổi thì cả năm thắng lớn nhờ trái dưa hấu này”. Những trái dưa đã được bấm chọn giờ đã lớn bằng bắp chân người đang lớn xanh tốt chỉ khoảng 20 ngày nữa là thu hoạch. Hiện nguồn tiêu thụ là khá lớn nên ông không lo lắng cho đầu ra của loại nông sản này.
Related news
Cá bỗng được “phong thần” ở Thanh Hóa, bởi đặc suối Cẩm Lương (Huyện Cẩm Thủy) nhưng chẳng ai dám bắt. Còn tại nhiều tỉnh Tây Bắc, loại cá này được người Tày nuôi làm cảnh trong ao nhà từ ngót trăm năm nay. Gần đây, phong trào “xẻ thịt cá thần" khiến cá bỗng là món đặc sản được bán với giá cao ngất ngưởng.
Các giống ngô lai năng suất cao được bà con đưa vào gieo trồng chủ yếu là: NK 4300, LVN 4, LVN 99, NK66, CP999, CP888… Bên cạnh đó, bà con cũng gieo trồng trên 160 ha khoai lang, 40 ha khoai tây và trên 300ha rau các loại. Đối với cây rau, các xã Linh Sơn, Huống Thượng, Hóa Thượng có diện tích gieo trồng lớn với các loại: Su hào, cà chua, bắp cải, dưa chuột, khoai tây…
Nhiều năm nay, người dân thôn Nam Xuân Đức, Bích La Trung và bản Hà, Lệt phải sống trong bầu không khí ô nhiễm do chất thải từ trang trại nuôi gần 1.000 con lợn của Hợp tác xã Tiến Đạt (xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Người dân đã nhiều lần kiến nghị lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng trên vẫn tiếp diễn, trở thành nỗi ám ảnh trong từng bữa ăn, giấc ngủ.
Ở đây có HTX Cải xà lách xoong an toàn Thuận An thành lập năm 2013. Hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận VietGAP (thực hàng sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) ngày 10/10/2014, đang bán xà lách xoong khắp ĐBSCL, TPHCM và xuất cả sang Campuchia.
Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT,Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT 30 tỉnh/thành phố có nuôi tôm nước lợ, các Viện nghiên cứu, Hiệp hội, Doanh nghiệp có liên quan, hộ gia đình nuôi tôm tiêu biểu, cơ quan báo đài. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Cao Đức Phát và Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thành Phong chủ trì Hội nghị.