Bù Đốp (Bình Phước) Trồng Mới 382 Ha Hồ Tiêu
Diện tích hồ tiêu trồng mới ở huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tăng 382 ha (16%) so năm 2013. Theo Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích hồ tiêu tăng dẫn đến nhiều diện tích cây công nghiệp khác giảm. 6 tháng đầu năm, diện tích cây điều trên địa bàn huyện giảm 197 ha, cao su giảm 135 ha, cà phê giảm 34 ha; các loại cây công nghiệp dài ngày khác giảm 14,4 ha.
Nông dân Nguyễn Văn Bằng có nhiều năm kinh nghiệm trồng hồ tiêu ở ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến cho biết: Để trồng 1.000 nọc tiêu, chi phí khoảng 150 triệu đồng, sau 3 năm chăm sóc mới đến kỳ thu hoạch. Năm 2014, anh Bằng đã chặt bỏ 1 ha cao su 6 năm tuổi để trồng 2.000 nọc tiêu. Ngoài diện tích trồng mới, anh Bằng đã có trên 3.000 nọc tiêu. Năm 2013, anh thu hơn 1 tỷ đồng từ cây tiêu.
Kỹ sư Nguyễn Văn Bắc, Trưởng trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bù Đốp cho biết: Theo tính toán của người dân, hiện mỗi héc ta tiêu cho thu hoạch đạt lợi nhuận 500-700 triệu đồng/năm. Với điều, cao su và một số loại cây trồng lâu năm khác nếu được mùa, được giá cũng chỉ lãi 60-80 triệu đồng/ha. Do vậy nông dân đã chuyển đổi hàng trăm héc ta cây công nghiệp sang trồng hồ tiêu.
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với từng vùng kinh tế, điều kiện tự nhiên, nhu cầu thị trường là yếu tố cần thiết nhằm tăng lợi nhuận cho người nông dân. Tuy nhiên một số nông dân chưa đủ kỹ thuật và kinh nghiệm để canh tác loại cây trồng mới sau khi chuyển đổi, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số dẫn đến việc chuyển đổi không những không mang lại hiệu quả mà còn giảm thu nhập so cây trồng cũ - kỹ sư Bắc khuyến cáo.
Related news
Về xóm Xuân Thịnh, xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương (Nghệ An) Ông Bảy là người đầu tiên đưa giống bưởi Diễn về trồng quy mô hàng hóa tại địa phương.
Chẳng cần “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, với vốn tri thức tích lũy được trong sản xuất nông nghiệp, nhiều lão nông ở TP.Hồ Chí Minh đã kiếm tiền tỷ...
Chỉ sau hơn 1 năm áp dụng mô hình trồng rau an toàn sinh học do Hội Phụ nữ tỉnh Ninh Bình phát động, 37 hội viên phụ nữ xóm 10 đã thu được kết quả đáng mừng.
Nhằm phát huy lợi thế của địa phương, anh Ngô Trí Xuân trồng cỏ, nuôi bò sữa. Gia trại của anh hiện có 23 con bò sữa, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng
Thời gian qua, nghề chăn nuôi bò, nhất là nuôi bò lai sinh sản và bò vỗ béo là nguồn thu nhập chính đối với hàng ngàn nông dân ở Quảng Ngãi