Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bốn Mùa Rau Thơm

Bốn Mùa Rau Thơm
Publish date: Saturday. November 2nd, 2013

Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.

Hiện nay, thôn Ba có 8 ha đất trồng màu, trong đó 6 ha rau thơm các loại như: húng quế, hành hoa, mùi tàu, thì là, kinh giới…Vài chục năm trước, người dân ở thôn Ba đã trồng rau thơm. Bởi thôn có điều kiện khá thuận lợi, tiếp giáp với đường 398 nên thương lái đưa ô tô đến tận ruộng thu mua; đồng ruộng gần trạm bơm Cống Bún nên nước tưới chủ động.

Theo người dân nơi đây, rau thơm ưa những chân ruộng pha cát nhẹ. Để cây phát triển tốt, trước khi trồng cần bón vôi bột diệt mầm bệnh, đánh luống cao chống đọng nước và bón phân chuồng ủ hoai mục. Sau mỗi đợt thu hái tưới phân tổng hợp NPK. Tuy rau thơm ít bị sâu bệnh nhưng sau 2-3 vụ trồng cần chuyển sang cấy lúa hoặc trồng lạc để cải tạo đất, hạn chế bệnh nấm đen ở gốc.

Đặc biệt, người dân có thể tiết kiệm chi phí nhờ chủ động hạt giống bằng cách chọn một số cây khoẻ nhất, để già rồi lấy hạt phơi khô để dành cho vụ sau. Ông Lê Văn Thuận, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Ba cho biết: "Cứ mỗi sào hành hoa, mùi tàu, người dân thu lãi 80-100 triệu đồng/năm; các loại rau gia vị khác thu lãi 60-70 triệu đồng/năm. Từ nghề này, nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện thôn có 318 hộ dân thì chỉ còn 4 hộ nghèo”.

Về thôn Ba những ngày này, cả cánh đồng ngan ngát hương thơm của húng quế, kinh giới… Bà Ninh Thị Đỗ nói: "Năm nào, nhà tôi cũng trồng một sào húng quế. Tháng Giêng bắt đầu xuống giống, sau 45 ngày được thu hoạch, kéo dài đến cuối năm. Cứ 10 ngày hái được 1 tạ rau. Rau thường được giá, dao động 15-20 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên đến 50 nghìn đồng/kg, lãi cao”. Gia đình bà Hoàng Thị Nhàn, Hoàng Thị Chài, mỗi năm trồng 5 thước húng quế và kinh giới cũng thu lãi 20-30 triệu đồng.

Theo bà Hoàng Thị Chài, nghề trồng rau thơm cho thu hoạch nhiều lứa nên lúc nào cũng có đồng ra đồng vào. Mọi chi phí nuôi các con ăn học, xây nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình đều nhờ ruộng rau thơm.

Được biết, rau thơm không chỉ là rau gia vị trong mỗi bữa ăn mà còn được dùng làm các vị thuốc chữa bệnh. Bởi vậy, việc tiêu thụ các loại rau này khá thuận lợi. Thu hoạch đến đâu, thương lái trong ngoài tỉnh về tận ruộng thu mua hết đến đó.Không tốn đất mà thu nhập lại cao - đó là ưu thế của cây rau thơm được nhiều hộ dân ở thôn Ba, xã Tân Mỹ (TP Bắc Giang) lựa chọn sản xuất.

Hiện nay, thôn Ba có 8 ha đất trồng màu, trong đó 6 ha rau thơm các loại như: húng quế, hành hoa, mùi tàu, thì là, kinh giới…Vài chục năm trước, người dân ở thôn Ba đã trồng rau thơm. Bởi thôn có điều kiện khá thuận lợi, tiếp giáp với đường 398 nên thương lái đưa ô tô đến tận ruộng thu mua; đồng ruộng gần trạm bơm Cống Bún nên nước tưới chủ động.

Theo người dân nơi đây, rau thơm ưa những chân ruộng pha cát nhẹ. Để cây phát triển tốt, trước khi trồng cần bón vôi bột diệt mầm bệnh, đánh luống cao chống đọng nước và bón phân chuồng ủ hoai mục. Sau mỗi đợt thu hái tưới phân tổng hợp NPK. Tuy rau thơm ít bị sâu bệnh nhưng sau 2-3 vụ trồng cần chuyển sang cấy lúa hoặc trồng lạc để cải tạo đất, hạn chế bệnh nấm đen ở gốc.

Đặc biệt, người dân có thể tiết kiệm chi phí nhờ chủ động hạt giống bằng cách chọn một số cây khoẻ nhất, để già rồi lấy hạt phơi khô để dành cho vụ sau. Ông Lê Văn Thuận, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Ba cho biết: "Cứ mỗi sào hành hoa, mùi tàu, người dân thu lãi 80-100 triệu đồng/năm; các loại rau gia vị khác thu lãi 60-70 triệu đồng/năm. Từ nghề này, nhiều hộ dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Hiện thôn có 318 hộ dân thì chỉ còn 4 hộ nghèo”.

Về thôn Ba những ngày này, cả cánh đồng ngan ngát hương thơm của húng quế, kinh giới… Bà Ninh Thị Đỗ nói: "Năm nào, nhà tôi cũng trồng một sào húng quế. Tháng Giêng bắt đầu xuống giống, sau 45 ngày được thu hoạch, kéo dài đến cuối năm. Cứ 10 ngày hái được 1 tạ rau. Rau thường được giá, dao động 15-20 nghìn đồng/kg, có thời điểm lên đến 50 nghìn đồng/kg, lãi cao”. Gia đình bà Hoàng Thị Nhàn, Hoàng Thị Chài, mỗi năm trồng 5 thước húng quế và kinh giới cũng thu lãi 20-30 triệu đồng.

Theo bà Hoàng Thị Chài, nghề trồng rau thơm cho thu hoạch nhiều lứa nên lúc nào cũng có đồng ra đồng vào. Mọi chi phí nuôi các con ăn học, xây nhà, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình đều nhờ ruộng rau thơm.

Được biết, rau thơm không chỉ là rau gia vị trong mỗi bữa ăn mà còn được dùng làm các vị thuốc chữa bệnh. Bởi vậy, việc tiêu thụ các loại rau này khá thuận lợi. Thu hoạch đến đâu, thương lái trong ngoài tỉnh về tận ruộng thu mua hết đến đó.


Related news

Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững Tạo Con Giống Sạch Để Nuôi Tôm Bền Vững

Chất lượng con giống là một trong các yếu tố đầu vào quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm nước lợ. Nâng cao hiệu quả quản lý, sản xuất giống tôm “sạch” là điều cấp thiết hiện nay đối với Quảng Nam.

Friday. June 7th, 2013
Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh Cần Tuân Thủ Chặt Chẽ Quy Trình Nuôi Tôm Để Phòng Dịch Bệnh

Thời gian gần đây, dịch bệnh trên tôm nuôi ở tỉnh Bình Định diễn biến khá phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của người nuôi tôm. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh, một số vấn đề về phòng, chống dịch bệnh tôm nuôi.

Saturday. June 8th, 2013
Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên) Mở Rộng Diện Tích Mía Lên 5.500ha Ở Sông Hinh (Phú Yên)

Ngày 10/1, UBND huyện Sông Hinh đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác sản xuất và điều hành nguyên liệu mía, sắn niên vụ 2011-2012, triển khai nhiệm vụ niên vụ 2012-2013.

Sunday. January 13th, 2013
Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn Phát Triển Cây Ăn Quả Đặc Sản An Toàn

Bến Tre là một trong 3 tỉnh đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng cây ăn quả. Trong đó, một số cây trồng đã có “thương hiệu” như sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, bưởi da xanh, nhãn... Đây cũng là nhóm cây ăn quả đặc sản của tỉnh và được quy hoạch phát triển, ổn định sản xuất đến năm 2020.

Saturday. June 8th, 2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Sặc Rằn Ở An Phú

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Saturday. June 8th, 2013