Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Vua Lai Tạo Giống Nếp Thơm Đặc Sản

Vua Lai Tạo Giống Nếp Thơm Đặc Sản
Publish date: Saturday. May 3rd, 2014

Nông dân Từ Bá Đạt (55 tuổi, ấp Mỹ Bình, xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang) là người đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản. Ông quyết định chọn quê hương đặt tên cho đứa con tinh thần: “Nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây”.

Đến vùng rốn lũ Tứ giác Long Xuyên, như: Đào Hữu Cảnh, Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú, Tân Lập… hỏi thăm nông dân Từ Bá Đạt hầu ai cũng biết, bởi tên tuổi của ông gắn liền với giống nếp thơm đặc sản mà nhiều nông dân đang trồng đạt năng suất khá cao, chất lượng vượt trội nếp Thái.

Trung tuần tháng 4-2014, chúng tôi được ông đưa đi xem ruộng nếp thơm đặc sản sau bờ kênh xáng Vịnh Tre. Cạnh ruộng giống 3 héc-ta sắp thu hoạch, ông còn dành 13 thửa đất (mỗi thửa từ 30-40m2) trồng 13 dòng nếp cùng giống Thạnh Mỹ Tây để so sánh, tìm các gen trội, tuyển chọn nhân giống.

Tâm đắc với giống nếp thơm đặc sản do mình tạo ra, được bà con nông dân trong vùng chuộng trồng, chất lượng ngon và bán được giá cao, ông đã chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho các tổ viên Tổ hợp tác Nông nghiệp Thạnh Mỹ Tây làm vệ tinh nhân giống cấp xác nhận từ giống nguyên chủng (gieo mạ sân và cấy bụi 1 tép). Ông phấn khởi: Sản lượng giống vụ này khoảng 100 tấn, bà con mặc sức trao đổi, trồng 1.000 héc-ta vụ hè thu.

Trò chuyện với phóng viên, ông “bật mí” lý do thời gian qua vùng rốn lũ có nhiều nông dân bỏ lúa chất lượng cao để trồng nếp. Bởi, vụ thu đông 2013, bà con ở đây trúng đậm nếp thơm đặc sản Thạnh Mỹ Tây. Năng suất lúa vụ thu đông thường 8-8,5 tấn lúa tươi/héc-ta, nhưng trồng nếp đạt từ 9-10 tấn/héc-ta, bán được giá 6.800-7.200 đồng/kg, trong khi giá lúa 4.400-4.500 đồng/kg.

Vì lý do đó mà vụ đông xuân 2013-2014 này, diện tích trồng nếp thơm đặc sản Thanh Mỹ Tây tăng đột biến, gấp 6-7 lần vụ trước. Ước diện tích vùng Thạnh Mỹ Tây, Bình Phú, Bình Chánh, Bình Mỹ, Ô Long Vỹ, Đào Hữu Cảnh và Bình Thủy (Châu Phú), Tân Lập (Tịnh Biên), Bình Hòa, Vĩnh Bình (Châu Thành) và huyện Hòn Đất (Kiên Giang) khoảng 2.500 héc-ta, nhiều nơi bà con nông dân thu hoạch đạt năng suất 10-11 tấn/héc-ta, ước tổng sản lượng thu hoạch hơn 20.000 tấn.

Ông Đạt chia sẻ, ưu điểm của giống nếp thơm đặc sản là khá cứng cây, đẻ nhánh mạnh, kháng sâu bệnh tốt, thích hợp với vùng đất sản xuất 3 vụ/năm. Thời gian sinh trưởng vụ đông xuân 97 ngày, hè thu và thu đông khoảng 100 ngày, năng suất từ 9-11 tấn/héc-ta. Cơm nếp có mùi thơm đặc trưng mùi lá dứa, dẻo và mềm, gói bánh tét, nấu xôi, cơm rượu… đều ngon. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục chọn dòng để nâng cao chất lượng sản phẩm.

13 thửa ruộng thực nghiệm, có 8 dòng thuần để so sánh ưu thế chất lượng và rút ngắn thời gian sinh trưởng xuống 90 ngày. Trong đó, ông chú ý 2 dòng trội: Bông đùm to, hạt dài và tỷ lệ chắc cao, trông rất đẹp mắt; dòng vỏ mỏng, hạt dài, đặng gạo, mùi thơm đặc trưng, phù hợp thị hiếu tiêu dùng.

Là nông dân đầu tiên ở vựa lúa lai tạo thành công giống nếp thơm đặc sản từ giống lúa và nếp địa phương, nhưng cái khó mà ông đang gặp, đó là đăng ký với các ngành chức năng để được Bộ Nông nghiệp- Phát triển nông thôn công nhận cấp giống quốc gia. Theo ông Đạt, Nhà nước nên tạo cơ chế đặc thù và công nhận cấp giống khu vực, phù hợp nhân rộng cho vùng sản xuất đồng bằng sông Cửu Long.


Related news

Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra Kiến Nghị Các Giải Pháp Cấp Bách Gỡ Khó Cho Cá Tra

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Friday. December 14th, 2012
Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước Nuôi Vỗ Béo Dê Cừu, Cách Làm Mới Của Các Gia Trại Ở Ninh Phước

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

Monday. July 29th, 2013
Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra Nuôi Cá Lóc Để “Xoá Nợ” Cho Cá Tra

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.

Sunday. December 16th, 2012
Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân Luôn Đồng Hành Cùng Hội Viên, Nông Dân

Những năm qua, cùng với việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, đẩy mạnh các phong trào thi đua, Hội Nông dân thị trấn Tân Sơn (Ninh Sơn) đã tranh thủ nhiều nguồn của các cấp hội, tạo mọi điều kiện để hội viên được vay vốn phát triển kinh tế gia đình, nâng cao đời sống.

Monday. July 29th, 2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Năm 2010, Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam (Đông Hòa - Phú Yên) đã tiến hành nuôi thử nghiệm giống heo rừng lai với mục đích dùng sản phẩm thịt để nâng cao chất lượng bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trong đồn. Cùng với việc phục vụ nhu cầu của đơn vị, sau hơn 2 năm triển khai, mô hình này đã có hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tuesday. December 18th, 2012