Kiểng Bông Chưng Tết Giá Cực Cao
Hiện tại, mỗi cặp kiểng làm bằng bông trang, phục vụ cho nhu cầu chưng Tết Nguyên đán có giá bán từ 15 – 25 triệu đồng mà vẫn đắt hàng.
Trào lưu trồng kiểng trái, kiểng lá đang lan rộng khắp các tỉnh ĐBSCL. Vì vậy để tạo nên sự mới lạ cho các mặt hàng chưng tết, anh Đỗ Tiến Bình ở ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách (Bến Tre) đã tạo ra loại kiểng làm bằng bông trang được trồng trong chậu, anh cho biết: “Vài năm nay tôi tạo ra kiểng làm bằng bông trang để bán cho các “đại gia” chơi kiểng và chưng tết.
Kiểng bông trang có 4 loại như trang trắng, đỏ, vàng, hồng và tùy vào từng loại, kích cỡ mà có mức giá khác nhau”.
Để tạo ra một sản phẩm kiểng bông nhà vườn phải bỏ công tìm mua những cây bông trang có dáng đẹp, to, nhiều cành nên tốn nhiều thời gian và công sức trong việc tạo hình.
Vì thế giá của loại kiểng này đắt hơn rất nhiều so với các loại kiểng khác. Hiện cặp kiểng bông của anh Bình loại nhỏ nhất có giá 15 triệu đồng (trang vàng, trắng, hồng), cặp trang đỏ gần 15 năm tuổi cao 2 m, tán 1,2 m có giá bán 25 triệu đồng.
Chính từ sản phẩm này mà mỗi năm gia đình anh có nguồn thu nhập khá từ việc bán ra thị trường 15 – 20 chậu kiểng bông trang.
Related news
Tại trong một lần xem chương trình “Sinh ra từ làng” của kênh VTV6 - Đài truyền hình Việt Nam, thấy trang trại nuôi vịt trời của người nông dân Tô Quang Dần trên hồ Cấm Sơn (Bắc Giang) hay hay, Huy tìm đến thăm mô hình nuôi vịt trời tại Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thống Nhất tại P. Bắc Sơn, TX Sầm Sơn (Thanh Hóa) để tham khảo.
Ông Thành bảo: “Ở vùng đất “chiêm khê, mùa thối” này, không mạnh dạn đầu tư vào chăn nuôi mà cứ trông vào cây lúa, củ khoai thì khó mà thoát nghèo được”. Ông kể về quá trình gian nan làm kinh tế của mình: Năm 1983, sau khi xuất ngũ trở về, ông lập gia đình.
Năm 1982, ông Thục từ chiến trường miền Nam trở về quê hương với thương tật ¼. Về quê, ông cùng với vợ con chăm chỉ làm ăn nhưng đói nghèo cứ bủa vây lấy gia đình ông. Năm 1988, ông “bén duyên” với nghề nuôi ong. Lúc đầu, ông nuôi thử 5 đàn ong.
Nhìn ông Tư Đắc khó ai biết được ông đã ở vào cái tuổi 70. Những bước chân thoăn thoắt bám theo đàn bò trên vùng đất gập gềnh sỏi đá của ông khiến chúng tôi đeo theo muốn bở hơi tai. 20 năm trước, ông Tư Đắc cùng hai người bạn từ phố thị Phan Rang rủ nhau lên đây thuê 120ha đất khai hoang.
Nhờ nuôi cá sấu, người nông dân tròm trèm 60 tuổi với nước da ngăm đen, giọng nói điềm đạm từng rướn mình chở khách trên khúc sông trước nhà, nay đã trở thành doanh nhân tỷ phú, đối tác mãi tận trời Tây .