Đào Nhật Tân Nở Sớm, Quất Tứ Liên Chết Khô

Còn gần 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, song những người trồng đào và quất cảnh ở các phường Nhật Tân, Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội như ngồi trên đống lửa.
Do thời tiết bất thuận, ban đêm trời lạnh, có sương muối, ban ngày trời nắng, nhiệt độ cao kéo dài cả tháng nên đào đã bắt đầu đâm nụ, trổ hoa trong khi quất lại bị thối rễ làm quả vàng và rụng, cây héo, chết hàng loạt.
Ông Chu Đức Nguyên, một người đã có trên 20 năm kinh nghiệm trồng đào cho hay, năm nay mùa đông đến muộn, trời lại ấm nên đào nở sớm. Nếu không có kinh nghiệm xử lý thì đào sẽ không nở đúng dịp Tết.
Mặt khác, do sương muối nên nhiều cây bị rụng lá, kích thích nở hoa sớm. Một số hộ muốn cây ra hoa sớm để bán hoa cành hoặc làm dịch vụ cho khách thuê chụp ảnh vào dịp cuối năm nên đã cho tuốt lá sớm.
Trên con đường vào làng, ra bãi chúng tôi thấy có rất nhiều cây quất bị nhổ bỏ chất đống bên đường. Nhiều cây đã chết khô còn mang trên cành những quả đã héo nâu, những cây khác tuy lá còn xanh nhưng rễ tơ đã bị đứt hết do bị thối đen. Rải rác trong các vườn nhiều cây đã héo lá, quả vàng rụng đầy gốc đang chờ chủ nhân nhổ bỏ.
Bà Ngô Thị Ngà, Chủ tịch Hội Nông dân phường Tứ Liên cho biết, để giúp bà con khắc phục hiện tượng quất bị chết chưa rõ nguyên nhân, phường đã mời ngành BVTV về lấy mẫu, tìm biện pháp giúp người dân khắc phục...
Ông Nguyễn Văn Chính, một trong những người trồng quất cảnh lâu năm cho hay, năm nay trời không cho ăn, hầu như tất cả mọi nhà trồng quất đều cùng chịu chung cảnh mất mùa.
Gia đình ông trồng được 800 gốc thì đã phải chặt bỏ 100 gốc, 300 gốc bắt đầu héo phải vặt bỏ hết quả để cứu gốc, chẳng biết liệu có sống được không.
Theo con số ước tính của HTXNN phường Tứ Liên, có khoảng 50% diện tích quất đã bị chết hoặc héo vàng khó có khả năng cứu chữa, nhiều hộ có số cây chết đến quá nửa, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.
Theo những người có kinh nghiệm trồng quất cảnh lâu năm ở Tứ Liên, nguyên nhân làm quất chết nhiều là do tháng 7, tháng 8 năm nay mưa nhiều, nhiều vườn không kịp thoát nước gây úng ngập làm cây bị thối rễ, khi gặp lạnh, khô hanh và nắng nhiều sẽ bị héo lá, rụng quả và chết hàng loạt.
Cũng có ý kiến cho rằng sương muối và mưa axít là nguyên nhân gây nên những thiệt hại này.
Related news

Heo tộc không còn được thả rông trong vườn, ngoài đường; không chỉ được nuôi một vài con để làm thịt mỗi khi tết đến, lễ hội về mà nay đã được nuôi với số lượng lớn hơn và đang góp phần cải thiện sinh kế cho người dân ở xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm.

Người nuôi cá lóc ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long đang lỗ nặng khi giá cá lóc thương phẩm thấp hơn giá thành sản xuất khoảng 4.000 đ/kg.

Người dân xã Địch Quả (huyện Thanh Sơn) đã có nhiều cách làm giàu, nhưng hiệu quả hơn cả vẫn là cây chè. Những người cao niên nhất trong xã cũng không biết cây chè cắm chân trên đất này từ bao giờ, còn chè trồng quy mô, thành hàng hóa lớn bắt đầu từ những năm 1980.

Hơn 1.100 ha bãi triều nuôi ngao của huyện Kim Sơn (Ninh Bình) với sản lượng hàng năm khoảng 12 nghìn tấn đã đem lại thu nhập cao cho nhiều ngư dân. Thế nhưng, từ đầu năm 2013 trở lại đây, thị trường tiêu thụ ngao Trung Quốc đột ngột sụt giảm, giá ngao xuống thấp khiến cho người nuôi ngao gặp nhiều khó khăn.

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Phước Sơn, nhiều hộ dân đã cải tạo đất vườn đồi để trồng các giống cây ăn quả mới dẫn nhập cho hiệu quả kinh tế cao.