Bình Thuận sản xuất thanh long sạch tìm thị trường mới

Hiện nay đầu ra của trái thanh long Bình Thuận bấp bênh do phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc.
Trong khi đó muốn tiêu thụ ở các thị trường mới như châu Âu không phải là điều dễ dàng vì rào cản "dư lượng thuốc bảo vệ thực vật".
Nhận thức được điều này, một số trang trại thanh long ở Bình Thuận đang nỗ lực sản xuất theo quy trình GlobalGAP (Thực hành Nông nghiệp tốt toàn cầu) để có thể xuất khẩu qua các thị trường khó tính.
Trang trại thanh long rau quả Bình Thuận được xây dựng tại xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam vào năm 2011 trên diện tích 20 ha.
Sau 3 năm đầu tư, đây là năm đầu tiên trang trại này cho thu hoạch với sản lượng gần 400 tấn.
Phần lớn được xuất khẩu chính ngạch qua thị trường châu Âu và nhiều nước khác.
Thanh long của trang trại được các thị trường khó tính đón nhận là nhờ trồng theo quy trình GlobalGAP, đảm bảo các tiêu chuẩn về xuất khẩu.
Có kinh nghiệm trên 25 năm trồng và xuất khẩu thanh long, ông Trần Ngọc Hiệp, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thanh long tỉnh Bình Thuận cho rằng, đã đến lúc Bình Thuận cần sản xuất thanh long theo hướng an toàn - đảm bảo sức khỏe cộng đồng, có như vậy mới mong được nhiều thị trường chấp nhận.
Theo đó, từ năm 2007, Công ty Thanh long Hoàng Hậu của ông Hiệp đã xây dựng trang trại thanh long GlobalGAP quy mô hơn 300 ha tại thị trấn Thuận Nam và xã Hàm Cần, huyện Hàm Thuận Nam.
Với diện tích thanh long đạt tiêu chuẩn GolbalGAP hiện có, đơn vị này đã và đang mạnh dạn tìm kiếm các thị trường mới ngoài Trung Quốc.
"Sắp tới công ty sẽ mở ra thêm thị trường xuất khẩu thanh long qua châu Âu và các tiểu UAE.
Vì đây là thị trường cho trái thanh long ổn hơn so với thị trường lân cận”, ông Trần Ngọc Hiệp cho biết.
Toàn tỉnh Bình Thuận hiện có 11 trang trại trồng thanh long được cấp chứng chỉ sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp xuất khẩu có uy tín tại Bình Thuận cũng đã kết nối được với hệ thống phân phối rau quả tại nhiều nước châu Âu.
Hiện trở ngại duy nhất để thanh long sạch đến với thị trường này là vận chuyển bằng đường biển quá xa, tỷ lệ hư hao nhiều.
Tới đây, với việc áp dụng công nghệ bảo quản tốt hơn, thanh long sạch của Bình Thuận sẽ có cơ hội tiêu thụ mạnh tại thị trường châu Âu và nhiều quốc gia trên thế giới.
Related news

Chế biến và nuôi trồng thủy sản là một trong những lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kéo dài nhiều năm qua trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Các cấp, các ngành, các chuyên gia về môi trường đã đưa ra nhiều giải pháp quyết liệt nhằm giúp địa phương giải quyết vấn đề này một cách lâu dài và bền vững.

Khi nghe lãnh đạo xã Hòa Phú (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho biết hộ ông Lê Minh ở thôn Đông Lâm mỗi năm xuất bán 2 triệu con cá giống, hơn 300 tấn cá thịt thương phẩm và hàng chục con bò, tổng doanh thu 12 - 14 tỷ đồng, lãi ròng khoảng 1,3 - 1,5 tỷ đồng, ai trong chúng tôi cũng bán tín bán nghi.

Ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Dũng họp chỉ đạo một số sở, ngành tỉnh, huyện liên quan xúc tiến đầu tư các dự của Công ty TNHH MTV Việt - Úc trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, Công ty TNHH MTV Việt - Úc xin đầu tư 4 dự án gồm: Ðầu tư xây dựng khu sản xuất tôm sú và thẻ chân trắng bố mẹ tại đảo Hòn Khoai; Khu sản xuất giống thuỷ sản tập trung (giai đoạn II) và trung tâm giống cấp I tại huyện Ngọc Hiển; Nuôi tôm công nghiệp công nghệ cao; Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn thuỷ sản tại Khu Công nghiệp Khánh An, huyện U Minh.

Theo Sở NN&PTNT, từ đầu năm đến nay, việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định có nhiều chuyển biến tích cực nhờ ngư dân đã chủ động bám biển đánh bắt, khai thác thủy sản; các mô hình cộng đồng tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản triển khai có hiệu quả…

Trong 2 ngày 5 và 6/9, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nghệ An đã tiến hành thả rạn nhân tạo tại vùng biển xã Diễn Kim, huyện Diễn Châu và Quỳnh Long, Quỳnh Lưu.