Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa
Publish date: Friday. July 24th, 2015

Vận động, tuyên truyền gặp khó khăn

Thời gian qua, mặc dù các địa phương cố gắng triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh đốm nâu trên thanh long nhưng hiệu quả chưa cao. Một trong những tồn tại là công tác chỉ đạo ở một số xã, thị trấn chưa tích cực, nên nhiều hộ trồng thanh long còn chủ quan trong thực hiện tiêu hủy nguồn bệnh để tiêu diệt mầm bệnh.

Bà Đào Thị Kim Dung- Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thanh long cho biết: Trong quá trình canh tác, khi dịch bệnh đốm nâu xảy ra, công tác tuyên truyền, vận động tại các địa phương gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, không ít cán bộ huyện, xã chưa tin tưởng và chưa nắm rõ về quy trình phòng chống bệnh. Trong sản xuất, nhiều nông dân lạm dụng, khai thác cây trồng triệt để... Ngoài ra, công tác tổ chức thu gom cành thanh long mắc bệnh nơi công cộng còn ít, hiện tượng vứt bỏ cành thanh long bừa bãi vẫn còn xảy ra ở một số nơi nhưng chưa có biện pháp xử lý triệt để.

Hơn nữa, không ít nông dân vẫn còn tư tưởng trông chờ thuốc đặc trị và chủ quan trong phòng chống bệnh, thực hiện không đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên hiệu quả còn hạn chế. Một số nông dân khi phát hiện mầm bệnh trên cây nhưng không tiêu hủy mà chờ đến mùa nắng mới vệ sinh vườn và tổ chức tiêu hủy. Do đó, từ những vườn thanh long này, nguồn bệnh phát tán rất nhanh qua những vườn thanh long trong vùng. Việc tỉa cành, không lấy chồi non trong mùa mưa cũng chưa được người dân quan tâm, thực hiện theo hướng dẫn của Chi cục BVTV nên bệnh đốm nâu trên thanh long sẽ tiếp tục phát triển mạnh.

Các biện pháp ứng phó

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, để hạn chế và ngăn chặn hiệu quả bệnh đốm nâu trên thanh long, các địa phương cần củng cố lại Ban chỉ đạo các xã, thị trấn, các thôn và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế của các xã trồng thanh long.

Từ đó có giải pháp đẩy mạnh các biện pháp vệ sinh vườn thanh long theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; phun thuốc phòng bệnh theo đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật. Chi cục BVTV tỉnh cho biết, biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu hiệu quả nhất hiện nay là áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp (ICM). Trước hết, thường xuyên vệ sinh, cắt tỉa tiêu hủy cành bệnh bằng chế phẩm BIO-ADB, thực hiện việc né chồi trong mùa mưa; không lạm dụng phân đạm và chất kích thích sinh trưởng. Dùng thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất Azoxytrobin+ Difenoconazole hoặc Mancozeb+Carbendazim…

Tóm tắt quy trình xử lý cành, quả thanh long bị bệnh đốm nâu:

Sử dụng chế phẩm BIO-ADB và phụ gia, lượng 200g chế phẩm + 1 lít phụ gia cho 1 tấn cành.

Bước 1: Cắt tỉa cành bệnh, cành già. Cắt khoảng 20 - 30% tổng số cành trên cây, có thể cắt thành nhiều đợt.

Bước 2: Cách tạo đống ủ: Cho 1 tấn cành tạo thành đống ủ có diện tích rộng 1m, dài 2m và cao 1,2m. Đống ủ có thể tạo ở bất cứ vị trí nào thuận tiện nhất giữa vườn thanh long. Rắc một lớp vôi bột lên bề mặt đất để hạn chế phát tán bào tử trong những ngày đầu. Thu gom cành bệnh, dùng máy cắt cỏ cắt cành dài khoảng 10 - 20cm. Xếp thành lớp, mỗi lớp dày khoảng 30cm.

Bước 3: Phối trộn nguyên liệu và xử lý chế phẩm. Hòa chế phẩm và phụ gia vào 32 lít nước. Rắc một lớp mỏng vôi bột lên mỗi lớp cành sau khi đã cắt ngắn. Sử dụng 8 lít dung dịch BIO-ADB đã pha phun vào mỗi lớp cành bệnh. Tiến hành tuần tự như vậy với khoảng 4 lớp, sau đó dùng bạt hoặc nilon che phủ lên bề mặt đống ủ.

Bước 4: Kiểm tra đống ủ và sử dụng làm phân bón. Sau ủ 35 - 45 ngày, khi nhiệt độ của đống ủ hạ xuống ở nhiệt độ bình thường, cành bệnh đã phân giải thành phân, đống ủ khô, không còn mùi hôi thì kết thúc ủ. Lúc này có thể sử dụng cho cây trồng theo chế độ bón phân hữu cơ.


Related news

Vinamilk Nhập Gần 250 Con Bò Sữa Úc Vinamilk Nhập Gần 250 Con Bò Sữa Úc

Đàn bò được Vinamilk nhập khẩu từ Úc vào giữa tháng 5-2012

Wednesday. June 20th, 2012
Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su Mùa Bóng Đá, Nói Chuyện Trồng Cao Su

Nói vui, nếu không có cao su thì làm sao có được những mùa bóng đá khiến cả thế giới nín thở theo dõi. Cao su làm nên vô vàn vật dụng trên hành tinh này.

Thursday. June 21st, 2012
Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh Phát Triển Nuôi Cá Nước Lạnh

Nghề nuôi cá nước lạnh tuy mới du nhập vào nước ta nhưng nhanh chóng có sức lan tỏa nhất định. Ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Quốc gia đã chia sẻ về nghề nuôi mới mẻ này

Tuesday. November 22nd, 2011
Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình Mô Hình Trồng Rau Nhút Ở Thanh Bình

Mùa vụ rau nhút nơi đây bắt đầu từ tháng 5 âm lịch, lúc này những vùng đất thấp ngập nước dọn sạch cỏ lên đê xung quanh để giữ nước sau đó người ta tiến hành cấy rau nhút. Những ngày đầu mới cấy rau nhút nên thường xuyên chú ý đến mực nước trong ruộng tốt nhất từ 30-50 cm tránh để mực nước trong ruộng bị khô rau nhút chậm phát triển

Monday. June 27th, 2011
Nuôi Thí Điểm Gà Ai Cập Nuôi Thí Điểm Gà Ai Cập

Gà Ai Cập là loại giống gà mới dễ nuôi dễ chăm sóc, gà lanh lẹ, con trống có mào đỏ tươi, gà mái thân hình gọn gàng; tất cả chân đều cao nghều, luôn hoạt động. Chúng chỉ khác với các loại gà địa phương ở màu lông và da. Lông của chúng có đốm trắng, sẫm, đen pha lẫn lộn; chân cũng màu đen sẫm

Wednesday. October 26th, 2011