Trao Chứng Nhận Sản Phẩm Chè Búp Khô Đạt Tiêu Chuẩn UTZ

Ngày 22-1, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức trao Chứng nhận sản phẩm chè búp khô đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED cho Hợp tác xã chè Tân Hương, Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Hồng Thái (Tân Cương) và Tổ hợp tác sản xuất chè an toàn Nhà Thờ (Phúc Trìu).
Dự án ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED được triển khai tại vùng chè Tân Cương (T.P Thái Nguyên) từ cách đây khoảng 1 năm. Mục tiêu của Dự án là áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, góp phần tăng thêm lợi nhuận, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững; nâng cao năng lực cho người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, chế biến, tạo sản phẩm chè an toàn..
Tham gia dự án, các hộ sản xuất được tập huấn về quy trình trồng và chế biến chè theo tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật về sản xuất chè an toàn; biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động khi sử dụng máy móc, thiết bị, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp.
Kết quả, Công ty CP giám định cà phê và hàng hóa xuất nhập khẩu - Cafecontrol đã cấp chứng nhận sản phẩm chè đạt tiêu chuẩn UTZ CERTIFIED, tổng diện tích được chứng nhận là 36,1ha, với 93 hộ tham gia, sản lượng 83,84 tấn chè búp khô trong đó xã Tân Cương: 16,2ha, 39,1 tấn, 33 hộ tham gia; Phúc Xuân 12,08ha, sản lượng 29 tấn, 48 hộ dân tham gia; Phúc Trìu 7,9ha, sản lượng 15,83 tấn với 12 hộ tham gia.
Related news

Những ngày gần đây, nhiều hộ dân nuôi tôm sú ở xã Hạ Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) thất thu hàng chục đến hàng trăm triệu đồng do có hàng vạn con tôm giống và tôm sắp đến kỳ thu hoạch chết hàng loạt.

Trước tình hình giá dừa ở các tỉnh ĐBSCL sụt giảm và không bán được, nhiều cơ sở thu mua dừa ở “vương quốc” dừa Bến Tre cho biết sẵn sàng đặt tiền cọc và tiếp tục thu mua dừa cho nông dân.

“Gia cảnh anh Huỳnh Văn Luân trước đây rất khó khăn. Nhà thì đông người nhưng chỉ trông chờ vào mấy công đất ruộng. Ruộng lúa thì có năm trúng năm thất nên cuộc sống gia đình lẩn quẩn trong cái nghèo.

Từ đầu năm 2012, xã Nga Yên (Nga Sơn - Thanh Hóa) đã chỉ đạo, vận động bà con nông dân chuyển đổi 5 ha trồng lúa năng suất thấp sang trồng ớt chỉ thiên.

Đến ngày 25/6, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có hơn 170 ha tôm nuôi do bệnh đốm trắng, môi trường, đầu vàng... làm chết khoảng 25 triệu con tôm thả nuôi từ 30 - 90 ngày tuổi. Tôm nuôi bị chết chủ yếu tập trung ở huyện Phú Vang gần 70 ha và Phú Lộc 100 ha.