Mô Hình Nuôi Cá Diêu Hồng Tại Xã Đức Lạng Ở Hà Tĩnh

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.
Mô hình năm 2012 do ông Trần Văn Hán thực hiện, với quy mô 3.000 m2, số lượng giống thả 9.000 con, trong đó nhà nuớc hỗ trợ giống 100%, thức ăn 50%. Qua thời gian nuôi gần 5 tháng cá đạt trọng lưọng 0,5 - 0,6 kg/con, tỷ lệ sống uớc đạt 70%, năng suất đạt gần 12 tấn/ha. Nếu theo giá bán thời điểm hiện nay tại ao là 50.000 đồng/kg, trừ chi phí, mô hình thu lãi gần 40 triệu đồng.
Ngày 20/9/2012 tại xã Đức Lạng, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi cá Diêu Hồng thương phẩm trong ao đất. Tham dự hội thảo có đại diện Sở NN&PTNT, Chi cục nuôi trồng thuỷ sản, Trung tâm UD&CGKHKT huyện Đức Thọ và lãnh đạo, các ban ngành cung với bà con nông dân xã Đức Lạng để đánh giá kết quả đạt đươc và rút kinh nghiệm phát triển nhân ra diện rộng trong thời gian tới.
Tại Hội thảo, hầu hết các đại biển tham dự đều cho rằng, đây là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm hơn các đối tượng nuôi cá truyền thống (mè, trôi, trắm, chép...) như: Kỹ thuật nuôi không khó, ít dịch bệnh, phù hợp với điều kiện tự nhiên khí hậu của địa phương và đặc biệt trong thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng) đảm bảo kích cỡ thuơng phẩm để bán ra thị trường trước mùa mưa lũ. Đây là cơ sơ để tiếp tục nhân rộng đối tượng này ở tại địa phương cũng như các địa bàn khác trong tỉnh. Tuy nhiên để có tính hiệu quả và bền vững, trong thời gian tới ngành nông nghiệp cần phải có chương trình cụ thể về quy hoạch, về kế hoạch để phát triển đối tượng này.
Related news

Trạm Khuyến nông huyện Lục Nam (Bắc Giang) đang triển khai mô hình nuôi gà Đông Tảo thương phẩm cho 10 hộ dân thuộc các xã Tam Dị, Chu Điện, Phương Sơn với tổng kinh phí 90 triệu đồng từ nguồn ngân sách huyện.

Trong chăn nuôi, khâu tiêu thụ đóng vai trò lớn đối với lợi nhuận mang lại cho nông dân. Tuy nhiên, đặc thù lĩnh vực này ở nước ta là hầu hết có quy mô nhỏ lẻ, manh mún dẫn tới chi phí giao dịch cao. Người nông dân chỉ được hưởng lợi nhuận (nếu có) một phần rất nhỏ...

Ông Hà Thanh Lâm, Phó Trạm trưởng Trạm Thú y thành phố Kon Tum cho biết, nhờ phát hiện sớm và triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã ngăn chặn kịp thời ổ dịch lở mồm long móng ở đàn bò của 2 hộ gia đình trên địa bàn thôn Đăk Led, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum. Hiện đàn bò gồm 8 con mắc dịch lở mồm long móng đã được chữa trị và đã ăn uống bình thường.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, tính đến tháng 7-2015, trên địa bàn tỉnh có 13.131 con trâu (giảm 6,41% so với cùng kỳ năm trước); 26.359 con bò (giảm 11,23%); 280.670 con heo (tăng 0,16%) và 3.624 ngàn con gia cầm (tăng 5,32%).

Hội đồng Khoa học và Công nghệ Hậu Giang vừa tổ chức xét duyệt dự án “Ứng dụng công nghệ đực hóa cá rô phi bằng phương pháp ngâm trong nước có pha hormone 17alpha-Methyltestosterone”.