Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bình Đại Xã Biển Thừa Đức Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Hàu Thương Phẩm

Bình Đại Xã Biển Thừa Đức Phát Triển Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Hàu Thương Phẩm
Publish date: Friday. September 5th, 2014

Xã Thừa Đức là một xã biển của huyện Bình Đại, điều kiện tự nhiên của xã rất thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tế biển và nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây, phong trào nuôi hàu thương phẩm phát triển nhanh tại địa phương và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân nơi đây thoát nghèo, vươn lên phát triển kinh tế gia đình.

Theo ghi nhận của người dân nuôi hàu cho biết: Hàu phát triển nhanh ở những vùng ven biển có nguồn nước chảy thích hợp, không tốn nhiều chi phí và công chăm sóc, nhưng lợi nhuận kinh tế cao.

Ngoài ra, nhờ chính quyền xã quan tâm mở các lớp tập huấn, tham quan mô hình thực tế, chuyển giao kỹ thuật nuôi hàu cho bà con vùng ven biển này. Từ đó, người dân bắt đầu thí điểm mô hình nuôi hàu thương phẩm và đạt được hiệu quả. Sau đó, người dân càng mạnh dạn hơn trong việc đầu tư nuôi hàu thương phẩm với số lượng lớn hơn.

Hình thức nuôi hàu thương phẩm đa dạng như nuôi giàn, nuôi bè và nuôi lồng. Đa số người dân nơi đây chọn hình thức nuôi giàn vì kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp, chỉ cần chọn vị trí nuôi phù hợp, giăng giây thành giàn và chọn vật bám treo lên giàn như: vỏ hào, tấm ximăng, gạch ống…

Vùng nuôi là vùng cửa sông, ít sống gió và tránh đặt giàn ở những nơi có nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Một giàn nuôi được thiết kế diện tích từ 30 đến 50 m2 và cho bám từ 1-2 tấn vật bám bằng miễng xi măng.

Sau khi lập giàn và thả vật bám xuống khoảng 1 tháng sẽ có hào con xuất hiện trên vật bám. Qua thời gian từ 7 đến 9 tháng, hàu đạt cỡ từ 3 đến 5 con/kg. Lúc này, có thể tách những con trưởng thành để tiêu thụ và cũng để cho những con hàu nhỏ đóng sau có điều kiện phát triển.

Cứ như thế, chỉ cần thả vật bám 1 lần mà có thể thu hoạch hàu đến khi nào thay giàn mới. Giá thị trường của hàu thương phẩm rất ổn định. Một giàn, người nuôi thu hoạch từ 1-2 tấn hàu thương phẩm với lợi nhuận trên 20 triệu đồng.

Tại hộ gia đình ông Bùi Văn Sị (Tư Sị), ấp Thừa Thạnh, trước khi nuôi hàu thương phẩm, gia đình bà đầu tư vào nghề nuôi sò huyết thương phẩm, nhưng vài năm trở lại đây, nguồn sò huyết giống rất khó tìm mua và mang lại rũi ro cao, nên gia đình chuyển hướng cây trồng vật nuôi.

Năm 2012, gia đình bà nhận thấy hàu sinh sôi nảy nở tự nhiên nhiều tại các vật bám bắng xi măng, bằng gỗ dưới các con sông của địa phương và bắt đầu thả thí điểm 500 kg vật bám bằng tol xi măng trên 1 giàn, bà thu lợi nhuận khoảng trên 8 triệu đồng.

Ông nhận thấy rằng việc nuôi hàu là việc “làm chơi mà ăn thiệt”. Sau đó, khi được tập huấn kỹ thuật và tham quan mô hình hàu thương phẩm tại Cần Thơ do UBND xã tổ chức, gia đình bà Bé đầu tư vào nuôi hàu thương phẩm với quy mô lớn hơn và đúng theo quy trình kỹ thuật. Năng suất đạt cao hơn 30% so với nuôi thí điểm. Khi được hỏi về kinh nghiệm, ông Tư Sị cho biết: “Hàu rất dễ nuôi, ít tốn công chăm sóc và không phải tốn chi phí thức ăn.

Đặc biệt, hàu có khả năng chịu mặn, chịu lạnh cao và thích hợp trong nhiều môi trường khác nhau. Việc nuôi hàu chỉ theo quy trình tự nhiên, không cần sử dụng các loại hóa chất, do đó đảm bảo nguồn sản phẩm sạch cho thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế.

Theo lời ông Trần Thái Học – Phó Chủ tịch UBND xã Thừa Đức, huyện Bình Đại cho biết: “Phong trào nuôi hàu đang phát triển mạnh mẽ tại xã và mô hình này giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững. Trong thời gian tới, xã tiếp tục chuyển giao khoa học kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn cho bà con nuôi hàu.

Đồng thời, liên kết với các nhà tiêu thụ nhằm giúp đảm bảo thị trường tiêu thụ, ổn định giá cả, giúp người nuôi hàu an tâm đầu tư vào mô hình. Tiếp cận các nguồn vốn vay cho bà con có điều kiện đầu tư nuôi hàu, phát triển kinh tế gia đình”.

Nhìn chung, nghề nuôi hàu thương phẩm bước đầu đã giúp cho bà con vùng ven biển phát triển phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống. Đồng thời, đây cũng là mô hình thích hợp để nhân rộng trong tình hình biến đổi khí hậu như hiện nay, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.


Related news

Thực Phẩm Nhập Lậu Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Hại Thực Phẩm Nhập Lậu Tiềm Ẩn Nhiều Nguy Hại

Ngày 1/9/2014, Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan cùng cơ quan chức năng tỉnh Hưng Yên đã bắt giữ 8 xe tải chở gần 100 tấn hàng lậu, trị giá hàng chục tỷ đồng về Hà Nội tiêu thụ. Trong số hàng lậu bị phát hiện có một lượng lớn là trứng gia cầm chưa được kiểm dịch.

Monday. September 22nd, 2014
Ấn Độ Nhập Khẩu Gạo Lần Đầu Tiên Trong 1/4 Thế Kỷ Ấn Độ Nhập Khẩu Gạo Lần Đầu Tiên Trong 1/4 Thế Kỷ

Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đang chuẩn bị nhập khẩu gạo lần đầu tiên trong vòng gần một phần tư thế kỷ, nhằm cung cấp lương thực cho khu vực vùng sâu vùng xa.

Monday. September 22nd, 2014
Giữ Chất Lượng Cá Tra Giữ Chất Lượng Cá Tra

Từ giữa tháng 9/2014, bắt đầu đăng ký nuôi cá tra và hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cá tra, thực hiện Nghị định 36 của Chính phủ, để đưa ngành cá tra vượt qua khủng hoảng.

Monday. September 22nd, 2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui Xuất Khẩu Thủy Sản Nhiều Tín Hiệu Vui

Theo Cục Quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), mới đây Nga tiếp tục dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ nhập khẩu đối với một số doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Đầu tháng 8/2014, Nga cho phép 7 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường nước này.

Monday. September 22nd, 2014
Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách Thực Phẩm “Sạch” Hút Khách

Khảo sát tại hệ thống các cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ với các chủng loại sản phẩm không dùng thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật tại quận 1, quận 3, quận 7- TP.HCM cho thấy, số lượng thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn gia đình cho người tiêu dùng rất phong phú với khoảng 300 sản phẩm từ các loại rau nhiệt đới, rau ôn đới, các loại thịt heo, gà, hải sản…

Monday. September 22nd, 2014