Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý

Hoạt động khai thác đồn đột dừa chưa có sự quản lý
Publish date: Saturday. August 22nd, 2015

Gia tăng khai thác

Bao lần ngang qua tuyến đường Trà Khúc - Mỹ Khê (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) đoạn gần vòng xoay rẽ xuống biển Mỹ Khê, tôi ghé lại hỏi thăm những chị đang loay hoay với một đống con gì hình thù giống như quả cam khô. Những phụ nữ này cho biết: Đây là con đồn đột dừa, hay còn gọi là con banh lông. Nó là một loài hải sâm biển.

Quan sát kỹ, tôi thấy họ dùng dao rạch ngang thân con đồn đột dừa, sau đó lấy que gỗ lớn hơn cây tăm một chút để chống hai mép cắt. “Con đồn đột dừa thân nước, muốn phơi khô phải dùng que chống ra thế này phơi nó mới khô”, chị Hạnh, người làm công cho chủ vựa thu mua đồn đột dừa cho biết.

Có một điều lạ là các chị làm công ở đây rất ít cởi mở khi có ai đó muốn tìm hiểu về việc khai thác, sơ chế, tiêu thụ con đồn đột dừa. Khi hỏi khai thác ở đâu, bán giá bao nhiêu một kilôgam tươi và bán cho vùng nào thì các chị chỉ cười.

Người dân quanh vùng cho biết, việc khai thác đồn đột dừa chỉ mới xuất hiện mấy tháng nay ở Tịnh Khê. Ở đây,  đồn đột dừa không bán tươi, chỉ bán khi đã phơi khô, sơ chế. Các chị làm công ở đây cho biết, đồn đột dừa “tốt lắm, ngon lắm, bổ lắm”, bán 300.000 đồng/kg.

Chính vì giá đồn đột dừa khá cao nên các gia đình vùng ven biển Tịnh Khê, Tịnh Kỳ ồ ạt ra gành khai thác. Giá bán mỗi kilôgam đồn đột dừa tươi chỉ khoảng 50.000 - 70.000 đồng. Loài đồn đột dừa này trước đây là loài không có giá trị kinh tế nên ngư dân chưa từng khai thác. Chỉ từ đầu năm 2015 đến nay, khi thương lái Trung Quốc thông qua một số tư thương ở TP.Hồ Chí Minh thu mua với giá khá cao, ngư dân mới bắt đầu tổ chức khai thác.

Việc khai thác đồn đột dừa xuất phát từ vùng biển Kiên Giang, Cà Mau với đội tàu hùng hậu, trong đó Tịnh Khê và Tịnh Kỳ có hàng chục chiếc tham gia đánh bắt. So với đánh bắt xa bờ thì nghề khai thác đồn đột dừa không phải đi khơi, ít tốn nhiên liệu và nếu tìm được mối bán “hời” thì thu nhập cao hơn hẳn.

Đáy biển bị xâm hại

Quảng Ngãi chưa phải là ngư trường có đồn đột dừa nhiều và vì thế việc khai thác cũng không phải ồ ạt như Kiên Giang, Cà Mau, nhưng cũng đã xuất hiện tình trạng ngư dân đổ xô ra biển tìm bắt.

Ngư dân Nguyễn Văn Hùng, thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ - người khai thác đồn đột dừa cho biết, để đánh bắt đồn đột dừa phải dùng lồng sắt gắn bàn cào cày xới, vì loài này sống vùi dưới đáy biển. “Cái cào don, nhủi hến thế nào thì cái bàn cào bắt đồn đột dừa hệt như vậy. Nhưng có điều, hến, don ở đáy sông cát mềm; còn đồn đột dừa ở đáy biển ghềnh đá cứng hơn. Muốn bắt đồn đột dừa có khi phải cày vỡ cả đá và rạn san hô…”, anh Hùng nói.

Khi trao đổi với chính quyền xã Tịnh Kỳ, Tịnh Khê về hoạt động khai thác đồn đột dừa, chúng tôi nhận được câu trả lời là “chính quyền chưa nắm được tình hình này”. Trò chuyện với một số ngư dân hành nghề khai thác, họ đều bảo, đồn đột dừa là loài không bị cấm khai thác. Hiện tại ở tỉnh cũng không có thị trường tiêu thụ. Ngư dân khai thác đồn đột dừa đều bán cho thương lái sơ chế, sau đó xuất bán cho các đại lý ở TP.Hồ Chí Minh để đưa sang Trung Quốc tiêu thụ.

Còn việc sử dụng đồn đột dừa làm gì thì ngay cả những người khai thác và người thu mua, sơ chế cũng chỉ ậm ừ bảo rằng: “Dùng làm thức ăn”. Còn tác dụng thực của loại thức ăn có giá khá đắt này  thì chưa ai biết rõ. Ngay cả khi đóng gói đồn đột dừa đã sơ chế để xuất bán cũng không có dòng thông tin hướng dẫn sử dụng nào.

Ăn đồn đột dừa “ngon, bổ” đến bây giờ cũng chỉ là truyền miệng. Và thị trường tiêu thụ cũng chỉ dựa vào Trung Quốc là chính, vì thế giá cả bấp bênh. Chỉ có hậu quả của khai thác đồn đột dừa là nhìn thấy rõ: Đáy biển bị cày xới, làm cho nhiều loài cá mất đi nơi trú ngụ; phá vỡ tầng bùn đáy biển, ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sinh thái.


Related news

Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi

Trung tâm Khuyến nông tỉnh vừa tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đơn tính xã Năng Khả (Nà Hang. Mô hình được Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai tại thôn Nà Reo, quy mô 1 ha với 5 hộ tham gia, thực hiện từ tháng 5 đến hết tháng 11-2014 với tổng kinh phí hơn 193 triệu đồng.

Thursday. December 4th, 2014
Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối Bình Thuận Cấm Bẫy Tôm Hùm Con Nhiều Đối Tượng Vẫn Cố Tình Chống Đối

Hiện đang bắt đầu vào mùa bẫy tôm hùm con. Trên địa bàn thành phố Phan Thiết, nhiều ngư dân đã tiến hành đặt bẫy tại các vùng biển ven bờ. Mặc dù Chỉ thị 01 năm 2012 của UBND tỉnh Bình Thuận về quản lý bẫy, bắt tôm hùm con đã cấm bẫy, bắt tôm hùm con từ ngày 1/3 đến 30/9 hàng năm, đồng thời cấm đặt bẫy tại các bãi tắm trước các khu du lịch, các bãi tắm cộng đồng, các khu neo đậu tàu thuyền; các vùng cửa sông, cửa biển và các luồng tuyến giao thông đường thủy tàu thuyền thường xuyên qua lại.

Thursday. December 4th, 2014
Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông Long An Thả Gần 1000 Kg Cá Xuống Sông Vàm Cỏ Đông

Ngày 11/7/2014, tại thị trấn Đông Thành, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh tổ chức thả gần 1.000 kg cá các loại như cá lóc, cá chép, cá rô,… xuống môi trường tự nhiên trên sông Vàm Cỏ Đông.

Tuesday. July 15th, 2014
Mùa Đánh Bắt Cá Đồng Ra Sông Mùa Đánh Bắt Cá Đồng Ra Sông

Theo các chủ dựa cá ở chợ ấp 5, nước lũ đầu nguồn đang rút nhanh, số lượng cá đổ ra sông khu vực xã Vĩnh Xương rất nhiều, hàng ngày có nhiều xuồng, ghe lớn nhỏ của các ngư dân tham gia đánh bắt, chủ yếu là cá linh, mè vinh, cá dãnh, cá ét, cá chốt… có giá từ 5.000 đến 15.000đ/kg.

Thursday. December 4th, 2014
Cừu Phan Rang, Trăm Năm In Dấu Trên Xứ Nắng Cừu Phan Rang, Trăm Năm In Dấu Trên Xứ Nắng

Theo các nhà khoa học, giống cừu Phan Rang được hình thành hơn 100 năm nay. Trải qua điều kiện khí hậu nắng nóng gần như quanh năm, dưới sự tác động của chọn lọc tự nhiên và nhân tạo, giống cừu Phan Rang đã thích nghi cao với môi trường sinh thái của tỉnh, là giống cừu duy nhất ở Việt Nam hiện nay.

Tuesday. July 15th, 2014