Cung ứng trâu, bò giống những khó khăn ít biết
Khi dịch bệnh xảy ra, hầu hết ý kiến đều cho rằng chất lượng bò giống không đảm bảo, khâu kiểm dịch chưa chặt chẽ song ít ai biết được rằng việc cung ứng lượng lớn bò giống trên địa bàn cũng có rất nhiều khó khăn.
Sau khi ký hợp đồng với Chi nhánh viễn thông quân đội Viettel Điện Biên về việc cung ứng bò giống, Trung tâm Phát triển chăn nuôi đã lựa chọn những con bò đủ tiêu chuẩn tại địa phương. Tuy nhiên, số lượng bò giống tại địa phương đảm bảo tiêu chuẩn (đủ 1 năm tuổi, cân nặng từ 120 – 140kg rất ít), chỉ chiếm 5% trong tổng số 1.300 con bò. 95% số bò còn lại, Trung tâm phải liên hệ ở một số tỉnh có tổng đàn bò lớn như: Nghệ An, Thanh Hóa… để đủ số lượng bò giống phục vụ chương trình. Khi nhập bò từ tỉnh khác vào địa bàn thì khâu kiểm dịch được Trung tâm chú trọng và theo dõi sát sao.
Sau khi nhập về , bò giống được nuôi tập trung tại Trung tâm từ 20 – 30 ngày. Trong thời gian này, bò giống được Trạm Thú ý huyện Điện Biên tiêm 2 mũi vắc xin phòng trừ dịch bệnh, mỗi mũi cách nhau 7 – 10 ngày. Trung tâm phát triển chăn nuôi có trách nhiệm chăm sóc đàn bò đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật để đàn bò không bị giảm sút cân nặng, đồng thời theo dõi diễn biến dịch bệnh.
Ông Bùi Văn Dũng, Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi cho biết: Mặc dù đã tiến hành kiểm dịch chặt chẽ đảm bảo bò giống giao đến người dân khỏe mạnh, không có mầm bệnh, song vì số lượng bò giống lớn lại cấp trong thời gian ngắn nên khó tránh khỏi sai sót. Trung tuần tháng 5 vừa qua, nhận thông tin phản ánh từ người dân xã Quảng Lâm (huyện Mường Nhé) về dịch bệnh lở mồm long móng trong đó có bò của dự án, Trung tâm đã cử cán bộ xuống cùng người dân chữa và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan. Đến nay, dịch bệnh đã được dập tắt, đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt.
Khi Trung tâm ký hợp đồng với đơn vị cung ứng giống “đầu vào” theo quy định thì đơn vị đó phải nuôi đàn bò một thời gian sau đó Trung tâm với nhập về. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, các đơn vị này không đảm bảo về chế độ dinh dưỡng nên đàn bò gầy, sút cân không đảm bảo tiêu chuẩn. Nhiều trường hợp khi Trung tâm đến nhập bò thì một số con chỉ nặng 70 – 80kg nhưng vì đã ký hợp đồng nên vẫn phải nhận. Sau đó, Trung tâm vừa phải đảm bảo công tác kiểm dịch, vừa phải chăm sóc đàn bò để đạt tiêu chuẩn về cân nặng. Một số lô chưa đạt tiêu chuẩn cân nặng đã phải cấp và khi về địa phương do chưa thích nghi kịp nên bò bị gầy, sức đề kháng kém dễ phát sinh dịch bệnh.
Cùng với đó, tập quán chăn nuôi lạc hậu của người dân cũng là một trong những nguyên nhân khiến bò giống giảm sút về cân nặng, dễ nhiễm, lây lan dịch bệnh. Hiện nay, bò giống hỗ trợ người dân là giống bò lai nên yêu cầu về dinh dưỡng và quy trình chăm sóc rất chặt chẽ. Do đó, mỗi lần cấp bò giống, cán bộ Trung tâm đều tuyên truyền, hướng dẫn người dân thời gian đầu không nên chăn nuôi thả rông cùng đàn bò địa phương, phải chăn nuôi có chuồng trại, chỉ nên cho bò ăn rơm, rạ khô, mỗi bữa cho thêm 0,5kg cám ngô, sắn tạo điều khiện để bò thích nghi dần. Tuy nhiên, bà con vùng cao quan niệm rằng “nuôi bò chỉ cần cho ăn cỏ” nên bò về tới nhà là thả cùng đàn gia súc địa phương. Bò lai khi ăn phải cỏ ướt rất dễ bị tiêu chảy, nếu không được phát hiện, chữa trị kịp thời thì bò bị giảm cân rất nhanh và dễ mắc các bệnh khác. Vì vậy, bò giống cấp vào mùa mưa thường gầy, xấu hơn so với bò giống được cấp vào mùa khô.
Ông Bùi Văn Dũng cho biết thêm: Cung cấp giống vật nuôi, hỗ trợ chuyển đổi giống vật nuôi, góp phần tăng cơ giới đàn gia súc là một chức năng của Trung tâm Phát triển chăn nuôi. Ngoài việc đảm bảo về quy trình kiểm dịch, Trung tâm đã cải tiến trong cách lựa chọn, chăm sóc con giống, đảm bảo bò giống đến tay người dân khỏe mạnh, đảm bảo tiêu chuẩn về độ tuổi và cân nặng. Tuy nhiên, nếu trong quá trình cấp giống không may xảy ra dịch bệnh hoặc bò bị ốm, Trung tâm sẽ làm hết trách nhiệm của mình trong việc chữa trị và bồi thường nếu bò bị chết.
Related news
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa 2 miền khí hậu mùa đông lạnh, khô ở phía Bắc và nóng ẩm quanh năm ở phía Nam, Quảng Trị có khí hậu khắc nghiệt biến động mạnh theo mùa nhưng lại được thừa hưởng một chế độ bức xạ dồi dào do độ cao mặt trời và độ dài ban ngày quyết định.
Hiện nay, huyện Chợ Gạo đã trồng được trên 1.450 ha ca cao, trong đó diện tích đang cho trái đạt 1.270 ha. Mỗi năm, địa phương đạt sản lượng ca cao thu hoạch được khoảng 2.440 tấn, với giá bán dao động từ 3.500 - 4.200 đồng/kg đối với trái tươi và 38.000 - 42.000 đồng/kg đối với hạt khô.
Với diện tích hơn 19 ngàn ha, doanh thu đạt hơn 20 ngàn đôla mỗi năm, thanh long là loại cây trồng đang mang lại nguồn thu nhập rất lớn và ổn định cho người dân, là một trong những cây trồng chủ lực và có giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Bình Thuận.
Khác với vẻ tĩnh mịch của không gian ven sông Cẩm Lệ trước đấy, thì nay có thể dễ dàng bắt gặp ngay không khí nhộn nhịp, vui vẻ, với hoạt động chăm sóc, thu hoạch rau của bà con nông dân nơi đây từ lúc tờ mờ sáng.
Do ảnh hưởng của thời tiết, làm 6.000m2 quýt hồng của ông Lê Ngọc Bích ngụ xã Tân Phước, huyện Lai Vung bị rụng gần hết. Bao nhiêu công sức, tiền của tập trung cho mùa quýt mới coi như đổ sông, đổ biển. Sau vụ quýt bị thất bại, ông Bích tìm cách để vớt vát lại. Ông mua màng phủ nông nghiệp che toàn bộ các gốc quýt đã bị rụng bông này nhằm tránh mưa và xử lý cho ra hoa tiếp.