Home / Rau củ quả / Đậu tương

Bệnh Héo Rũ

Bệnh Héo Rũ
Publish date: Thursday. August 11th, 2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Fusarium orthoceras Appel và Wr., F. oxysporum f. sp. glycines. Đính bào tử của nấm bệnh có hai dạng là tiểu đính bào tử (micro-conidia) và đại đính bào tử (macro-conidia), chúng được lan truyền nhờ gió và nước.

Nấm bệnh lưu tồn trong đất và trong xác cây bệnh. Nấm xâm nhiễm vào rễ qua các vết thương (do cơ học hoặc do tuyến trùng chích hút rễ) rồi phát triển lên thân, chủ yếu là làm nghẽn sự vận chuyển nước và chất dinh dưỡng trong cây, gây ra hiện tượng vàng lá và héo cây, ngòai ra nấm còn tiết độc chất hại cây.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

- Vun gốc cây con được vững chắc, tránh gây thương tích cho gốc thân và rễ trong lúc chăm sóc. Tránh trồng đậu nơi đất bị úng nước.

- Ngăn ngừa tuyến trùng trong đất.

- Phun thuốc Phòng trị bệnh bệnh như Copper B, TOPAN 70WP


Related news

Bệnh Rỉ Bệnh Rỉ

Đây là một bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành, gây hại với các mức độ khác nhau, trên hầu hết các giống đang canh tác. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu long, nhưng bệnh thường phát triển mạnh vào vụ Hè Thu, khi có mưa nhiều, lớp không khí ở mặt đất có độ ẩm cao

Thursday. August 11th, 2011
Kinh Nghiệm Trồng Đậu Tương Kinh Nghiệm Trồng Đậu Tương

Năm nay, mùa mưa đến trễ và mưa đầu mùa ít nên nhiều nơi trong tỉnh vẫn chưa thể xuống giống lúa, bắp hè-thu. Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, thời điểm này xuống giống lúa đã muộn, vì vậy bà con nên chuyển qua trồng đậu nành, đậu xanh... vừa giúp cải tạo đất, cắt mầm bệnh tránh hạn cho vụ mùa

Saturday. July 30th, 2011
Trồng Đậu Nành Không Làm Đất Trồng Đậu Nành Không Làm Đất

Chuẩn bị lượng đậu nành giống khoảng 120-130kg/ha. Khi lúa đông xuân vừa chín, tiến hành gieo sạ đậu nành trước rồi đưa máy gặp đập liên hợp vào thu hoạch lúa ngay (chú ý không để lâu, hạt đậu hấp thu nước sẽ bị mềm, khi đưa máy vào thu hoạch lúa sẽ làm ảnh hưởng đến hạt giống).

Friday. July 29th, 2011
Các Bệnh Hại Hạt Và Cây Con Trên Cây Đậu Tương Các Bệnh Hại Hạt Và Cây Con Trên Cây Đậu Tương

Hạt giống từ khi còn được mang trên cây sắp thu họach, đến giai đọan tồn trữ và được mang ra trồng, có thể bị nhiễm nhiều lọai bệnh hạt mang mầm bệnh bên trong hoặc trên lớp vỏ hạt

Sunday. October 23rd, 2011
Bệnh Đốm Phấn Bệnh Đốm Phấn

Bệnh còn được gọi là bệnh sương mai, rất phổ biến ở các vùng có khí hậu ẩm. Ở Đồng bằng sông Cửu long, bệnh thường nặng vào vụ Hè Thu và có thể thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi, ngay cả trong vụ Đông Xuân. Điều kiện khí hậu ở nước ta rất thích hợp cho bệnh này phát triển

Thursday. August 11th, 2011