Home / Hải sản / Tôm sú

Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi

Bí Quyết Nuôi Tôm Giỏi
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

1. Hàng ngày: ghi chép đầy đủ những hiện tượng không bình thường của tôm và số lượng tôm bệnh hoặc chết ở gần bờ. Cần vớt số tôm chết lên và chôn chúng ở một nơi cách xa các ao tôm.

2. Hàng tuần: bắt lấy 10 con tôm để kiểm tra xem vỏ hoặc mang của tôm có bị bẩn không. Nếu có, nên rắc thức ăn ra xa hơn và lấy lưới mắt nhỏ hoặc dùng tay để vớt tảo ở đáy ao hoặc tảo nổi trên mặt nước. Sau đó thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

3. Nếu không thấy có tôm bệnh và sau khi thả tôm giống được 3 – 4 tuần mà tôm vẫn bơi quanh bờ ao, cần kiểm tra lớp đất ở đáy ao xem có màu đen hoặc có tảo không. Nếu có, vớt sạch tảo từ đáy ao, giảm lượng thức ăn và thay 15 – 20 cm nước rồi rải đều bột đá xuống ao theo mức từ 200 – 300 kg cho một ha ao. Nếu đáy ao bình thường, tăng thêm một ít thức ăn.

4. Nếu tôm có bệnh hay tôm chết ở bờ ao, hoặc thấy tôm bị nhiễm bệnh phân trắng, cần kiểm tra xem vỏ hoặc mang tôm có bẩn không. Nếu có, không nên dùng thuốc để xử lý mà cần giảm lượng thức ăn cho tôm và thay 15 – 20 cm nước. Sau đó rải đều bột đá xuống nước theo mức từ 200 – 300 kg cho 1 ha ao.

5. Nếu sau bước thứ 4 mà vẫn thấy nhiều tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy dùng vó sạch và khô để vớt tôm. Nếu thấy hơn 50% tôm không ăn, cần xem xét thu hoạch.

6. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết không được tháo nước ao và thông báo cho các chủ ao khác xung quanh biết. Nếu tôm bệnh hoặc tôm chết trong hai ngày liên tiếp, hãy thu hoạch tôm ngay nhưng không được tháo nước ao. Nếu số tôm chết giảm dần và ngừng hẳn trong vòng 10 ngày, có thể tiến hành thay nước ao.

7. Nếu thấy tôm bệnh hoặc tôm chết sau khi trời mưa và đất ao có chất phèn, lập tức bón thêm vôi bột cho ao (100 – 200 kg/ha) và rắc vôi quanh bờ ao. Cần hỏi ı kiến cán bộ khuyến ngư để đo độ pH và độ mặn của nước xem có cần bổ sung quanh bờ ao trước khi mưa.

8. Không chuyển tôm hoặc nước từ ao bệnh sang các ao khác.

9. Nếu thấy tôm bơi quanh bờ ao vào buổi sáng sớm, cần thay ngay 15 – 20 cm nước, giảm lượng thức ăn và tăng cường quạt nước.

10. Nếu thấy tôm bệnh hoặc chết trong quá trình nuôi hãy đọc kỹ những bước trên để đề phòng các vấn đề xảy ra trong vụ nuôi tiếp theo


Related news

Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Quản Lý Thức Ăn Trong Ao Nuôi Tôm Sú Thâm Canh

Trong nuôi tôm sú thâm canh, thức ăn tự nhiên chỉ có vai trò nhất định trong thời gian đầu sau khi thả giống. Sau đó tôm phải dựa vào thức ăn viên để lớn

Saturday. March 5th, 2011
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt

Sunday. July 31st, 2011
Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm Sử Dụng Hóa Chất, Chế Phẩm Sinh Học Đúng Cách Trong Nuôi Tôm

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại hóa chất khi sử dụng sẽ hấp thụ mạnh oxy trong nước ao tôm hay mất hoạt tính khi gặp ánh sáng, nên người nuôi tôm cần phải tìm hiểu kỹ đặc tính của chúng để sử dụng một cách có hiệu quả nhất, tránh trường hợp làm mất oxy trong nước gây nguy hiểm cho tôm nuôi

Thursday. November 24th, 2011
Phòng Trị Bệnh Chung Cho Tôm Phòng Trị Bệnh Chung Cho Tôm

Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.

Tuesday. January 3rd, 2012
Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long Tác Nhân Gây Bệnh Đối Với Tôm Nuôi Đồng Bằng Sông Cửu Long

Nuôi tôm biển là một nghề mang lại lợi nhuận lớn cho người nông dân ĐBSCL. Song những năm gần đây dịch bệnh cho tôm nuôi ở đây đã gây những tổn thất lớn cho nhiều người nuôi. Kết quả khảo sát cho thấy bệnh trên tôm sú nuôi thường xuất hiện vào tháng 2-3 hàng năm. Những bệnh chính xuất hiện trên tôm sú nuôi ở ĐBSCL gồm cả vi khuẩn (nhóm Vibrio), virus (MBV, WSSV). Chúng xuất hiện trên tất cả các mô hình nuôi: quảng canh, bán thâm canh, "tôm - lúa", nuôi công nghiệp... Tác nhân gây bùng nổ dịch bệnh trên tôm nuôi trong những năm qua, chủ yếu do mầm bệnh MBV kết hợp với một tác nhân là vi khuẩn gây bệnh.

Wednesday. January 4th, 2012