Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bi kịch nhiều ruộng vẫn nghèo bát nháo quản lý lúa giống

Bi kịch nhiều ruộng vẫn nghèo bát nháo quản lý lúa giống
Publish date: Thursday. November 12th, 2015

Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc người nông dân phải sản xuất các giống lúa kém chất lượng, phẩm cấp thấp, giá trị không cao.

Và hệ lụy là nông dân nhiều ruộng nhưng vẫn nghèo.

Quá nhiều cơ sở kinh doanh lúa giống

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), hiện vùng ĐBSCL có 1.362 cơ sở sản xuất, kinh doanh, hoặc vừa sản xuất vừa kinh doanh lúa giống, tăng rất nhiều so với 271 cơ sở năm 2012.

Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống lúa chưa được quản lý chặt chẽ, chưa thống kê hết các cơ sở sản xuất lúa giống, bao gồm hệ thống nhân giống chính quy và không chính quy.

Do không nắm vững các cơ sở này nên việc quản lý sản xuất và kinh doanh giống lúa gặp nhiều khó khăn, và rất khó kiểm soát chất lượng giống tại địa phương.

Trên thực tế, chỉ có 5 tỉnh vùng ĐBSCL gồm Long An, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang và Bạc Liêu nắm được số cơ sở sản xuất giống tại địa phương, có 8/13 tỉnh biết được các cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh và cơ sở chỉ kinh doanh giống lúa mà không sản xuất.

PGS.TS Phạm Văn Dư – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho rằng, do không quản lý được các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống nên việc đánh giá năng lực sản xuất giống của các tỉnh cũng chưa đầy đủ và chưa gần với thực tiễn sản xuất kinh doanh giống.

Theo đó, hầu như không có tỉnh nào vùng ĐBSCL kiểm soát hay biết được số lượng, chủng loại giống siêu nguyên chủng được sản xuất trên địa bàn.

Chỉ có 6/13 tỉnh công bố được khối lượng giống lúa cấp nguyên chủng được sản xuất trong tỉnh, nhưng cũng không cung cấp được thông tin về chủng loại giống được sản xuất.

Riêng các tỉnh An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang và Cà Mau không cung cấp được khối lượng giống lúa cấp xác nhận được sản xuất.

“Còn lại, có 9/13 tỉnh ĐBSCL cung cấp được số liệu sản xuất giống lúa cấp xác nhận tại địa phương, tuy nhiên con số đưa ra lại chênh lệch rất xa với số thực tế theo tính toán của cơ quan chuyên môn”, ông Dư cho biết.

Làm rõ nhu cầu về giống lúa

Để khắc phục tình trạng “bỏ ngỏ” việc quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống lúa, đồng thời, xác định được cơ cấu giống lúa phù hợp cho toàn vùng ĐBSCL và từng địa phương, tháng 4.2014, Bộ NNPTNT đã ban hành Quyết định 713 về Kế hoạch sản xuất giống lúa vùng ĐBSCL giai đoạn 2014 – 2015.

Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu nâng cao năng lực sản xuất và quản lý chất lượng giống lúa vùng ĐBSCL, phấn đấu đến năm 2015 toàn vùng đạt 50% diện tích được gieo trồng bằng giống lúa xác nhận 1 (XN1) hoặc xác nhận 2 (XN2), tăng 10% so với năm 2012.

Tuy nhiên, đến cuối năm 2015, theo thống kê từ các Sở NNPTNT của Cục Trồng trọt, việc thực hiện Quyết định 713 vẫn chưa “tới nơi tới chốn”.

Số liệu về nhu cầu giống lúa cấp xác nhận được các Sở NNPTNT tính toán vẫn dựa trên ước lượng từ các cơ sở sản xuất giống mà không dựa trên thực tiễn sản xuất.

Từ đó cho thấy tỷ lệ sử dụng cấp giống xác nhận theo các tỉnh báo cáo là chưa chính xác.

Ông Nguyễn Tiến Dũng – Phó Tổng Giám đốc, Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cho rằng, là vùng sản xuất lúa hàng hóa chính của cả nước, do đó những thông tin giống nào phù hợp với thị trường là rất quan trọng đối với ĐBSCL.

Theo ông Dũng, thay vì chỉ đưa ra mục tiêu tỷ lệ các loại giống sử dụng trong những mùa vụ tới, Bộ NNPTNT cần có các điều tra cụ thể về nhu cầu thị trường trong sử dụng giống lúa.

Qua đó, cả doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giống lúa có cơ sở đáp ứng nguyện vọng của nông dân cũng như các yêu cầu của thị trường xuất khẩu.

Ông Dũng đưa ví dụ như gạo thơm, hiện có hàng trăm giống, giống nào cũng tốt, cũng thơm nhưng doanh nghiệp, nông dân không biết thị trường cần giống nào.

Nếu không có những điều tra cụ thể mà chỉ “áp đặt” mục tiêu, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục luẩn quẩn.

Còn theo ông Hàng Phi Quang – Tổng Giám đốc Công ty CP Giống cây trồng miền Nam (SSC), hiện giống lúa OM 5151 đang “sốt”, trong khi một năm trước không ai nghĩ sẽ thiếu giống này trên thị trường.

Do đó, việc định hướng được nhu cầu cụ thể của thị trường, có dự báo chính xác là yếu tố “sống còn” của ngành sản xuất giống, mà ngành nông nghiệp cần xem xét lại.

Lúa giống chỉ đáp ứng được 12,6% nhu cầu

Theo báo cáo tổng hợp từ các Sở NNPTNT vùng ĐBSCL, trong khi nhu cầu giống lúa xác nhận tại các địa phương năm 2015 ở mức khoảng 454.700 tấn thì khả năng sản xuất giống lúa xác nhận của các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn chỉ đạt khoảng hơn 57.500 tấn, đáp ứng khoảng 12,6% nhu cầu toàn vùng.


Related news

Tỷ phú lươn giống Tỷ phú lươn giống

Mỗi tháng xuất ra thị trường 200.000 con lươn giống, với giá từ 3.000 – 3.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí, anh Nguyễn Thanh Hải (ngụ ấp Phú An II, xã Bình Hòa, Châu Thành, An Giang) thu lãi trên 200 triệu đồng/tháng nhờ áp dụng thành công mô hình nuôi lươn giống và lươn thương phẩm không bùn…

Monday. May 11th, 2015
Cá hồng Mỹ nuôi lồng liên tục bị chết Cá hồng Mỹ nuôi lồng liên tục bị chết

Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều người dân nuôi cá lồng tại xã Hải Dương, thị xã Hương Trà (Thừa Thiên Huế) lo lắng, khi nhiều lồng nuôi, cá liên tục bị chết.

Monday. May 11th, 2015
Ngọc Hiển (Cà Mau) vào mùa khai thác nghêu giống Ngọc Hiển (Cà Mau) vào mùa khai thác nghêu giống

Theo thông tin từ địa phương, hiện nay trên địa bàn xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau đang bắt đầu vào mùa khai thác nghêu giống và nghêu thịt.

Monday. May 11th, 2015
Nuôi ếch Thái Nuôi ếch Thái

Nông dân các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thực hiện mô hình nuôi ếch Thái thương phẩm mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng/hộ.

Monday. May 11th, 2015
Nhiều hộ nuôi cá bè chưa nhận tiền hỗ trợ di dời Nhiều hộ nuôi cá bè chưa nhận tiền hỗ trợ di dời

Phòng Kinh tế TP.Biên Hòa cho biết, đến nay đã có 202/332 hộ nuôi cá bè di dời đúng vị trí theo Dự án quy hoạch làng cá bè phù hợp với cảnh quan sông Đồng Nai. Số hộ nuôi cá bè tập trung chủ yếu tại các phường: Tân Mai, Thống Nhất và xã Hiệp Hòa.

Monday. May 11th, 2015