Bảo tồn phát triển quế Trà My tín hiệu lạc quan

Được mệnh danh là “Cao sơn ngọc quế”, quế Trà My là loại cây đặc hữu có giá trị kinh tế cao, phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao của hai huyện Nam - Bắc Trà My.
Ngoài việc làm tăng độ che phủ rừng, quế Trà My là cây dược liệu quý, xếp vào 4 vị có giá trị là sâm, nhung, quế, phụ.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi UBND tỉnh có chủ trương thúc đẩy người dân trồng quế đã phát sinh việc các dòng quế miền Bắc ngoại lai được các đơn vị ươm bán cho dân đưa vào trồng khiến nguồn gen của quế gốc Trà My bị biến đổi, lai tạp nên chất lượng quế không cao.
Tuy nhiên, do ở vùng sâu của huyện Nam Trà My, là địa phương ít bị lai tạp quế ngoại nên xã Trà Leng còn giữ lại khoảng 80 - 90% dòng quế thuần chủng.
Một thực trạng đáng quan ngại hiện nay là đồng bào Ca Dong, Mơ Nông trồng quế bị tư thương ép giá nên giá trị cây quế Trà My không mang lại thu nhập cao cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Tiến (thôn 1, Trà Leng) nói: “Vườn quế ni mình trồng lâu rồi, cả vườn giờ được gần 1.000 cây, lâu lâu người ta lên đây mua 20 - 30 nghìn đồng một ký thôi, không thoát nghèo được, giờ mong Đảng, Nhà nước có phương hướng giúp dân bán quế có giá hơn”.
Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa - Phó Giám đốc Công ty Quế Hùng Dũng, Phó Chủ tịch Hội quế Trà My, thực tế người dân phản ánh rất đúng.
Hiện nay nguồn quế ở địa phương sản xuất ra được tư thương mua tại vườn và ép người dân bán rẻ.
Năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm quế Trà My, đây cũng là căn cứ pháp lý để khôi phục thương hiệu, uy tín cho cây quế.
Năm 2013, Hội quế Trà My ra đời nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả thương hiệu “quế Trà My”, đưa quy trình sản xuất đúng quy chuẩn, đáp ứng mong muốn của người dân và chính quyền địa phương về sự liên kết trong sản xuất, tiêu thụ, thông tin thị trường, nâng cao chất lượng và uy tín quế Trà My với người tiêu dùng.
Ông Đinh Mươk - nguyên Trưởng ban Dân tộc tỉnh, Chủ tịch Hội quế Trà My cho biết, Hội quế Trà My vừa đi khảo sát ở Trà Leng, Trà Dơn, Trà Giác, Trà Giáp đã xác định được 9 hộ đủ tiêu chuẩn cấp chỉ dẫn địa lý cây quế.
Ngày 10.11 tới, Sở KH-CN sẽ tiến hành trao chỉ dẫn địa lý cho các hộ dân nói trên.
Từ đây sản phẩm quế của các hộ sẽ được gắn tem chứng nhận quế Trà My gốc, khi đưa ra thị trường sẽ có giá trị hơn.
“Tuy nhiên nhận thức của người dân và chính quyền cần được nâng cao vì phải gắn truyền thống văn hóa dân tộc với cây quế thì bảo tồn mới được chứ chạy theo lợi nhuận thì làm sao bảo tồn phát triển.
Thêm nữa, điều quan trọng bây giờ là hội quế sẽ xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư để chung tay thúc đẩy bảo tồn phát triển quế Trà My” - ông Mươk nói.
Thuộc Hội quế Trà My, Công ty CP Thương mại dược - sâm Ngọc Linh Quảng Nam là nhà đầu tư chiến lược cho việc bảo tồn, phát triển và bao tiêu sản phẩm cho người dân địa phương trồng quế.
Ông Trần Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Thương mại dược - sâm Ngọc Linh Quảng Nam chia sẻ: “Khi đến vùng Trà Leng tôi rất thích vì thổ nhưỡng ở đây phù hợp với cây quế.
Công ty cũng đã nghiên cứu một số sản phẩm chức năng được sản xuất từ tinh dầu quế như thử nghiệm viên ngậm và rượu quế… Chúng tôi sẽ có kế hoạch dài hơi phối hợp với chính quyền địa phương và hội quế để khôi phục vùng quế Trà Leng, mở rộng ra vùng khác để giữ được rừng quế có chất lượng cao và mang lại giá trị kinh tế, hướng đến xuất khẩu”.
Còn theo ông Hồ Quốc Khánh - Bí thư Đảng ủy xã Trà Leng, hàng năm xã ra nghị quyết mỗi hộ dân trồng bình quân 100 - 150 cây quế.
Hiện toàn xã Trà Leng có khoảng 350ha quế.
“Địa phương mong muốn các nhà đầu tư, chính quyền các cấp quan tâm cây quế nhiều hơn, nhất là khắc phục tình trạng ở một số thôn, người dân thường khai thác xong rồi bỏ, không có nguồn vốn đầu tư để tiếp tục trồng quế.
Mong doanh nghiệp có sự cam kết về giá cả, đầu ra để người dân yên tâm đầu tư trồng quế...” - ông Khánh nói.
Related news

Theo quy luật thị trường, trái cây thường rớt giá vào mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 10) và được giá vào mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Từ quy luật này, nhiều năm nay, các nhà vườn trồng bưởi, thanh long, mãng cầu đã xử lý cho cây ra trái vào mùa khô, giảm sản lượng vào mùa mưa để bán được giá cao hơn.

Trong những năm qua, nông dân trên địa bàn huyện Krông Nô đã trở nên khấm khá, nhờ có thu nhập cao từ sản xuất ngô thương phẩm. Mỗi năm, với 1 ha ngô, trừ mọi chi phí, người trồng có lãi từ 40-50 triệu đồng. Từ sản xuất ngô, cuộc sống của bà con ngày càng ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hai năm trở lại đây, việc khai thác ngao giống trên đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đưa vào ương nuôi đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn với người nuôi trồng thủy hải sản tại xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, TT-Huế.

Ngư dân được vay vốn và chỉ phải trả lãi hàng tháng bằng… những con ghẹ trứng. Đó là mô hình ngân hàng ghẹ đang phát huy nhiều ưu điểm tại Phú Quốc.

Theo thống kê Hải quan Việt Nam, tổng giá trị XK cua ghẹ này tính đến 15/2/2014 đạt gần 11 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị XK tập trung tăng mạnh tại 3 thị trường chính là Mỹ, Canada và Đài Loan, tốc độ tăng trưởng XK đều đạt từ 2 - 3 con số, trong khi XK sang EU, Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN vẫn giảm giá trị NK từ 3 - 37%.