Kim Ngạch Xuất Khẩu Giảm 23,6%
Trong 2 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh ước đạt khoảng 62,02 triệu USD, đạt 14,1% kế hoạch, và giảm 23,57% so với cùng kỳ năm 2014.
Nguyên nhân kim ngạch giảm được xác định là do tình hình xuất khẩu cà phê không thuận lợi như các tháng trước, giá cả mặt hàng này giảm 10% khiến lượng xuất khẩu cà phê giảm 16,05% so với cùng kỳ năm 2014. Tình hình xuất khẩu cao su đã có những tín hiệu tích cực, tăng 78,94% về lượng, giá trị kim ngạch tăng 14,68%, song giá xuất khẩu bình quân lại giảm 35,9% nên mặc dù lượng tăng khá cao nhưng giá trị kim ngạch tăng không tương ứng.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2015 gồm: cà phê (28.483 tấn/49,09 triệu USD, giảm 16,05% về lượng, giảm 29% về giá trị); mì lát (8.000 tấn/2 triệu USD, giảm 63,5% về lượng, giảm 63,51% về giá trị); mủ cao su (1.543 tấn/ 2,39 triệu USD, tăng 78,94% về lượng, tăng 14,68% về giá trị); gỗ tinh chế (1,05 triệu USD, tăng 13,61%); các mặt hàng khác (đạt 7,47 triệu USD, gấp 2,13 lần so với cùng kỳ năm 2014).
Related news
Những năm qua, huyện Phụng Hiệp tập trung thực hiện chuyển dịch sản xuất theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cùng với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã đưa sản xuất nông nghiệp ở địa phương có bước phát triển mới.
Giá khoai tây Đà Lạt vài ngày gần đây tăng vọt lên 15.000 đồng/kg nhưng không có hàng để bán, tạo điều kiện cho khoai Trung Quốc tràn về thế chỗ
“Cá ngừ đại dương (CNĐD) Việt Nam phải đi bằng 2 “chân” mới có thể tận dụng được lợi thế đặc thù. Đó là là việc vừa xuất khẩu cá tươi nguyên con, vừa xuất khẩu cá phi-lê đông lạnh”.
Với bản chất cần cù, chịu khó, cộng với khả năng nhạy bén trong nắm bắt thị trường. Ông Hoàng Ngọc Chung thôn Bản Nhuần 1, xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới đã giàu lên nhờ mô hình trồng cây ăn quả, kết hợp trồng rừng và nuôi cá…
5 năm qua, diện tích chuối tây ở Tuyên Quang tăng cả nghìn ha, chủ yếu được trồng trên đồi, đem lại nguồn thu lớn cho nông dân.