Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chương Trình Tái Canh Cà Phê Kết Quả Bước Đầu Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ

Chương Trình Tái Canh Cà Phê Kết Quả Bước Đầu Và Những Bất Cập Cần Tháo Gỡ
Publish date: Tuesday. March 3rd, 2015

Theo tổng hợp từ các địa phương, từ nay đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 24.658 ha cà phê cần tái canh; trong đó, diện tích cà phê trên 30 năm là 568 ha, diện tích cà phê trên 25 năm là 1.969 ha, diện tích trên 20 năm là 5.568 ha và trên 15 năm là 16.553 ha.

Trong số diện tích cần tái canh, ngoài diện tích quá già cỗi không thể phục hồi thì còn có khá nhiều diện tích cà phê canh tác chưa lâu nhưng do sử dụng giống kém chất lượng, mẫn cảm nhiều loại sâu bệnh hại, kỹ thuật canh tác kém dẫn đến năng suất thấp, kém hiệu quả kinh tế nên cần phải tái canh lại.

Riêng các công ty cà phê Nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng phương án riêng để phù hợp với việc tổ chức quản lý, sản xuất, kinh doanh của mỗi đơn vị. Dự kiến, diện tích cần tái canh đến năm 2020 các công ty Nhà nước trên địa bàn tỉnh như sau: Công ty Cà phê Đắk Nông: 500 ha; Công ty Cà phê Đức Lập: 100 ha; Công ty Cà phê Thuận An: 133,45 ha...

Trước thực tế đó, đến nay, Sở Nông nghiệp - PTNT đang xây dựng kế hoạch triển khai tái canh như xây dựng dữ liệu nhu cầu tái canh từ nay đến năm 2020 để có kế hoạch phối hợp với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam trong việc chủ động giống và Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT trong việc cho vay hỗ trợ tái canh...

Theo đó, thực hiện các cam kết với Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam về việc hỗ trợ cung cấp hạt giống thực hiện tái canh cây cà phê, 3 năm qua, Sở Nông nghiệp - PTNT đã nhận 2.100 kg hạt giống và 50.000 cây giống cà phê TRS1 để cấp cho người dân tiến hành tái canh, tương đương với diện tích là 2.600 ha.

Trong đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng thực hiện tốt công tác nhận hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật tổ chức gieo ươm, rà soát hố trồng của người dân đăng ký ở các địa phương và giám sát công tác cấp phát cây giống cho dân nên đến thời điểm hiện tại cây con đem ra trồng ngoài thực địa sinh trưởng phát triển bình thường, thích nghi khá tốt với điều kiện sinh thái tại các vùng trên địa bàn, tỷ lệ sống đạt khoảng 85%.

Có thể nói, chương trình tái canh cà phê bước đầu đã đạt kết quả là giúp bà con nông dân tiếp cận được kỹ thuật tái canh, đưa giống mới có năng suất chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bênh, vào thực tế để “trẻ hóa” vườn cây, làm quen với sản xuất cà phê theo hướng bền vững cũng như các tiêu chuẩn sản xuất cà phê như 4C, UTZ,… Dự kiến với diện tích tái canh khoảng 2.600 ha trong thời gian qua, thì khi vào giai đoạn kinh doanh, năng suất bình quân tăng khoảng 10-15% (từ 2,2 tấn/ha lên 2,6 tấn/ha) sẽ giúp tăng thêm 1.040 tấn.

Tuy nhiên việc thực hiện tái canh trên địa bàn tỉnh hiện vẫn còn gặp phải một số bất cập như diện tích trồng tái canh chưa thực sự đúng theo quy trình tái canh cà phê vối theo quy định của Quyết định số số 273/QĐ-TT-CCN, ngày 3/7/2013 của Cục Trồng trọt, một số địa phương nhận giống tái canh nhưng lại phục vụ cho trồng mới và trồng giặm. Công tác tái canh chưa tập trung do phụ thuộc vào tuổi cây, kỹ thuật canh tác và kinh tế của mỗi hộ gia đình.

Mặt khác, các cơ quan quản lý Nhà nước còn gặp phải những khó khăn trong việc nắm bắt nhu cầu tái canh của từng hộ dân nói riêng và của từng vùng nói chung. Công tác chỉ đạo của các cấp, các ngành chưa thực sự quan tâm cũng như định hướng kế hoạch cho sự triển khai, thiếu sự giám sát theo dõi đôn đốc sau khi thực hiện cấp giống, cũng như công tác chuẩn bị cây giống. Thời gian cấp giống thường chậm so với vụ trồng của người dân, dẫn tới người dân đã đăng ký nhưng lại mua giống khác để trồng...

Vì vậy, để công tác tái canh được triển khai hiệu quả và đồng bộ, các cơ quan, đơn vị liên quan cần triển khai tốt các chính sách về vay vốn, điều tra nhu cầu tái canh cho từng địa phương, hỗ trợ xây dựng các vườn ươm giống cố định tại các địa phương... Có như vậy, việc thực hiện tái canh cà phê của tỉnh mới đạt được mục tiêu đề ra.


Related news

Cấy Sạ Cấy Sạ "Chạy Hạn"

Đến ngày 25/5, nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã cấy sạ 20.704 ha lúa hè thu, đạt 62,4% kế hoạch. Trong điều kiện trời nắng nóng, khô hạn, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các huyện, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ cấy sạ lúa hè thu.

Tuesday. June 4th, 2013
Thanh Long Hàng Mùa Trúng Giá Thanh Long Hàng Mùa Trúng Giá

Bước sang năm Quý Tỵ, báo hiệu một năm làm ăn khấm khá không chỉ các cơ sở, doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu thanh long, mà còn cả nhà vườn. Đơn cử từ đầu năm đến nay, giá thanh long thu trực tiếp tại nhà vườn luôn duy trì ở mức cao, đôi lúc đạt ngưỡng 33.000 đ/kg.

Tuesday. June 4th, 2013
Ngô Lai PAC 339 Và PAC 999, Thành Quả Bất Ngờ Ngô Lai PAC 339 Và PAC 999, Thành Quả Bất Ngờ

Vừa qua, công ty Advanta Việt Nam phối hợp với Trạm khuyến nông huyện Triệu Sơn -Thanh Hóa, tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quá mô hình trình diễn giống ngô lai đơn PAC 999 super và PAC 339 tại xã Thọ Phú, mô hình được rất nhiều người dân quan tâm và đánh giá cao.

Tuesday. June 4th, 2013
Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm Lúa Mọc Mầm, Thương Lái Bặt Tăm

Những ngày này lúa hè thu ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang đã chín rục nhưng không có người mua. Ngày 2-6, giá lúa tươi được thương lái đưa ra chỉ có 3.500 đồng/kg, tức dưới giá thành sản xuất gần 1.000 đồng/kg.

Tuesday. June 4th, 2013
Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn Giá Cá Điêu Hồng Tăng Cao Kỷ Lục, Chủ Bè Thu Lãi Lớn

Nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang vô cùng phấn khởi do giá cá nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá này, họ có thể lãi trên 50 triệu đồng mỗi bè khi thu hoạch.

Wednesday. June 5th, 2013