Bán 15 tấn hải sản, chỉ được trả tiền 10 tấn
Ngư dân “ngậm bồ hòn”
Lý Sơn có 415 tàu đánh bắt, sản lượng khai thác bình quân hằng năm luôn đạt trên 30.000 tấn. Tuy nhiên, hầu hết ngư dân huyện đảo này đều chỉ có thể tìm về các cảng cá khắp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ, vì huyện vẫn chưa có cơ sở thu mua, chế biến hải sản nào. Vì thế mà cứ bình quân 15 tấn hải sản, ngư dân bị “trừ hao” đi 5 tấn.
“Chi phí cho mỗi chuyến vươn khơi dài ngày luôn dao động từ 300 - 500 triệu đồng. Nhiều lúc để có tiền mua nhiên liệu vươn khơi, ngư dân chúng tôi phải vay mượn của các đầu nậu. Bởi thế nên khi bán hải sản đánh bắt được cho đầu nậu, chúng tôi chẳng những bị ép giá mà còn bị trừ hao trọng lượng.
Hoặc dù không vay tiền của đầu nậu, thì ngư dân chúng tôi mỗi lần trúng mùa, sản lượng khai thác nhiều, đều thường xuyên bị ép giá như vậy”, ngư dân Huỳnh Văn Lắm, xã An Hải, cho biết.
“Trước đây, cứ 12 - 13 tấn, ngư dân chúng tôi được trả tiền 10 tấn. Nhưng giờ, phải 14 - 15 tấn hải sản, thậm chí 17 tấn, chúng tôi mới được trả tiền 10 tấn”, ngư dân Nguyễn Văn Đại, chủ tàu công suất 495 CV ở xã An Vĩnh, khẳng định.
HTX dịch vụ hậu cần vẫn còn trên “giấy”
Xác định kinh tế biển là mũi nhọn, thế nhưng đến nay, huyện Lý Sơn mới chỉ tập trung vào khai thác, đánh bắt chứ chưa phát triển được dịch vụ hậu cần nghề cá. “Vì chưa có dịch vụ hậu cần nghề cá nên khi đánh bắt xong, ngư dân không chỉ tốn thêm chi phí nhiên liệu để vào đất liền bán hải sản, mà còn chịu thiệt thòi vì ép giá.
Việc tìm đến các “đầu nậu” ứng trước tiền để vươn khơi và vay vốn ở các chủ nậu để đóng mới tàu… là hai nguyên nhân chính khiến ngư dân trên địa bàn huyện phải phụ thuộc và thường xuyên bị ép giá khi bán hải sản”, bà Phạm Thị Hương -Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết.
Nhằm tháo gỡ bớt những khó khăn của ngư dân trong đảm bảo giá cả cho hải sản đánh bắt được, năm 2014 HTX Dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản Lý Sơn - Hoàng Sa đã chính thức được thành lập và ra mắt. Với mục đích cung ứng nhiên liệu cho ngư dân ngay trên biển và đảm nhiệm bao tiêu đầu ra cho ngư dân, tránh bị ép giá. HTX được kỳ vọng sẽ là “bà đỡ” cho ngư dân, nhằm chấm dứt tình trạng ngư dân phải chịu thiệt.
Tuy nhiên, cho đến nay HTX vẫn chưa thể đi vào hoạt động, mà nguyên nhân là do địa phương chưa tìm được mặt bằng phù hợp. “Trụ sở HTX, khu chế biến, trạm xăng dầu… tất cả các hạng mục công trình này cần khoảng 16.000 m2 đất, nhưng đến nay, địa phương vẫn chưa tìm được vị trí thích hợp.
Vậy nên HTX mới chỉ thành lập chứ chưa thể triển khai, đi vào hoạt động. Trong khi đó, ngư dân chúng tôi đang mong mỏi từng ngày được tiếp nhiên liệu trên biển để khai thác dài ngày hơn, được bán hải sản ngay tại Lý Sơn để khỏi bị ép giá”, ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải kiến nghị.
Related news
Thông qua mô hình SX thử nghiệm ở các huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, Thường Xuân, Thiệu Hóa... (Thanh Hóa), những tưởng giống ngô nếp lai tím Fancy 111, Fancy 212 do Cty Advanta phân phối sẽ phát triển rầm rộ, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Nhưng sau một thời gian, giống ngô này gần như “chết yểu”.
Khóm Cầu Đúc là một trong những đặc sản của tỉnh Hậu Giang. Tuy nhiên, thu nhập của người trồng khóm chưa được đảm bảo, do giá cả bấp bênh. Vì vậy, cần có giải pháp để nâng cao giá trị cho loại nông sản này, góp phần cải thiện điều kiện kinh tế cho người trồng khóm.
Tháng 9/2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Điện Biên Đông triển khai trên địa bàn xã Keo Lôm, Dự án Hỗ trợ mô hình trồng lạc giống mới TB 25. Đây là một trong những hợp phần của Chương trình 135/CP giai đoạn II nhằm hỗ trợ nhân dân các dân tộc vùng cao trên địa bàn huyện phát triển trồng trọt. Dự án mở ra hướng mới cho việc phát triển cơ cấu cây trồng, tận dụng và cải tạo đất nông nghiệp trên địa bàn.
Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp huyện Điện Biên Đông, mô hình nhân rộng nuôi cá hệ VAC ở xã Na Son là một trong những mô hình khuyến nông điển hình giúp người dân ứng dụng KHKT trong nuôi trồng thuỷ sản. Sau 3 năm triển khai, mô hình có sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân trên địa bàn…