Áo Xanh Ra Đảo Làm Nông Thôn Mới
Mở đầu cho Chương trình tình nguyện hè 2013 và hưởng ứng Tuần lễ Biển và hải đảo Việt Nam, vào ngày 8 và 9.6 vừa qua, Đoàn thanh niên TP. Móng Cái đã thực hiện chương trình tình nguyện tại 2 xã đảo Vĩnh Thực và Vĩnh Trung.
Với chủ đề "Tuổi trẻ Móng Cái chung sức xây dựng NTM", gần 300 đoàn viên thanh niên TP.Móng Cái đã tham gia giúp dân và hỗ trợ vật liệu để làm mới 6 sân nhà văn hoá cho 2 xã, tặng quà cho 20 trẻ em và con giống, ngư cụ cho 6 thanh niên nghèo... với tổng giá trị là hơn 80 triệu đồng. Nhân dịp này, Thành đoàn Móng Cái cũng đã phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tình nguyện tỉnh Quảng Ninh và Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển tổ chức khám bệnh, tư vấn và phát thuốc cho hàng trăm lượt bà con.
Vĩnh Thực, Vĩnh Trung là 2 xã đảo còn gặp nhiều khó khăn của TP.Móng Cái. Việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở đây gặp khó khăn do cách trở giao thông... Do vậy, việc thanh niên chung sức cùng bà con nhân dân qua những hành động thiết thực này sẽ góp phần hiệu quả, tạo đà cho việc huy động sức mạnh cộng đồng trong xây dựng NTM ở hải đảo.
Cũng trong chương trình tình nguyện, Thành đoàn Móng Cái chủ trì phối hợp với Ban chỉ đạo NTM thành phố và Đảng uỷ, chính quyền 2 xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thục tổ chức Chương trình "Truyền thông về xây dựng NTM", vừa lồng ghép tuyên truyền nâng cao nhận thức của bà con, vừa giải đáp những vướng mắc trong việc thực hiện, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện các tiêu chí, phấn đấu về đích nông thôn mới vào năm 2015. Chương trình tình nguyện hè của Thanh niên TP.Móng Cái tại hải đảo được nhân dân ghi nhận, đánh giá cao là chương trình ý nghĩa, mang thông điệp gắn sức trẻ với nơi địa đầu Tổ quốc, hướng về hải đảo tiền tiêu.
Related news
Sự việc sản phẩm nấm của người dân Yên Thành (Nghệ An) sản xuất ra không bán được một lần nữa phản ánh một thực trạng, chuỗi quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp hiện còn đang tồn tại nhiều hạn chế.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, sau khi rời quân ngũ, anh Trần Văn Hải trở về quê hương (xóm 10, xã Hội Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) và nung nấu ý chí thay đổi cuộc đời. Sau khi nghiên cứu, nhận thấy giống cam Bù rất thích hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng nơi đây, anh quyết định đầu tư trồng loại cây này. Cái tên “Hải cam” cũng xuất hiện từ đó.
Vài năm trở lại đây, nông dân xã Bắc Sơn (Bắc Sơn - Lạng Sơn) đã áp dụng nhiều mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng thành công. Trong đó, mô hình đưa cây cà chua vào trồng trái vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trung Quốc hiện vẫn là thị trường nhập khẩu nhiều thanh long Việt Nam nhất, chiếm hơn 70% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm 2013. Song theo Hiệp hội rau quả Việt Nam (Vinafruit), Trung Quốc đang tiến hành trồng thanh long quy mô lớn và đe dọa trở thành nước cạnh tranh về diện tích lẫn sản lượng với thanh long Việt Nam.
Dù đã có trong tay tấm bằng đại học nhưng khác với bạn bè cùng trang lứa, Phạm Minh Tùng ở ấp Trường Thuận, xã Sông Thao (Trảng Bom - Đồng Nai) lại lập nghiệp bằng nghề trồng hoa, cây cảnh và lựa chọn cây mai vàng để thực hiện ước mơ của mình. Hiện, anh đã có hơn 200 gốc mai cổ thụ, đem lại cho gia đình nguồn thu hàng trăm triệu đồng/năm.