Diện Tích Cây Dược Liệu Của Sa Pa Đạt 75 Ha

Thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình kinh tế hộ, trồng một số cây dược liệu” của UBND tỉnh Lào Cai, huyện Sa Pa đã tiến hành triển khai trồng và phát triển diện tích cây dược liệu lên 75 ha.
Trong đó, cây actiso chiếm phần lớn diện tích (70 ha), còn lại là các loại cây như chè dây, đương quy, bạch truật, xuyên khung, gấu tầu, mộc hương, đỗ trọng… Hiện nay, các loại cây dược liệu nói trên sinh trưởng và phát triển tốt, mang lại nguồn thu nhập cao cho người trồng từ 120 - 240 triệu đồng/ha. Huyện Sa Pa phấn đấu đến năm 2015, giá trị kinh tế từ cây dược liệu trên địa bàn huyện đạt trên 5 tỷ đồng
Ngoài ra, huyện Sa Pa cũng triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo tồn, sản xuất và chế biến các loại cây dược liệu, các vị thuốc tắm, phòng và trị bệnh của các dân tộc Mông, Dao… Đây sẽ là hướng đi mũi nhọn trong phát triển du lịch cộng đồng.
Nguồn bài viết: http://www.baolaocai.vn/3-0-29499/dien-tich-cay-duoc-lieu-cua-sa-pa-dat-75-ha.aspx
Related news

Nông dân canh tác dưa hấu ở các huyện Châu Đức, Đất Đỏ, Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu)… đang vào vụ thu hoạch dưa hấu. Nếu như dịp trước và trong Tết, giá dưa hấu bán tại vườn ở mức từ 9.000 - 11.000 đồng/kg thì ở thời điểm này chỉ còn dao động ở mức 1.500 – 2.500 đồng/kg.

Với lợi thế giáp sông Hồng, nhiều người dân ở xã Hoàng Hanh (thành phố Hưng Yên) đã lựa chọn nghề chài lưới để làm kế sinh nhai. Nghề đánh bắt cá của các hộ chài lưới diễn ra quanh năm, thế nhưng sôi động nhất có lẽ chính là vào vụ cá mòi.

Theo thống kê của ngành chức năng, vào khoảng trung tuần tháng 4/2014, giá tôm thẻ chân trắng ở một số địa phương như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng… tuột dốc và đã ở mức chạm đáy, chỉ còn 92.000-100.000 đồng/kg (loại 100 con/kg).

Ngày 22/4/2014, tại huyện Duyên Hải, ông Nguyễn Văn Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh chủ trì hội nghị với 04 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành để tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là về tình trạng thiếu điện và thiếu vốn phục vụ cho vụ nuôi tôm 2014.

Những năm gần đây, các hộ chăn nuôi bò sữa rất phấn khởi vì lợi nhuận từ bò sữa khá cao. Theo lời một người nuôi bò sữa lâu năm ở huyện Trảng Bàng (Tây Ninh), hiện nay một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi hơn 100.000 đồng/ngày; với 5 con bò sữa người nuôi sẽ có thu nhập cao hơn so với việc sản xuất 1 ha lúa. Nhiều năm qua, đàn bò sữa chỉ phát triển ở huyện Trảng Bàng, còn các huyện lân cận rất hiếm.