Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Rịa Vũng Tàu lập lại trật tự nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và

Bà Rịa Vũng Tàu lập lại trật tự nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và
Publish date: Tuesday. June 30th, 2015

Theo quy hoạch, sẽ có 414 lồng nuôi tôm hùm từ tiểu khu 4 về tiểu khu số 7. Trong ảnh: Thu hoạch tôm hùm tại hộ nuôi thủy sản do ông Hoàng Minh Thành làm chủ ở tiểu khu 4.

Sở NN-PTNN cho biết, hiện nay, tại khu vực nuôi trồng thủy sản lồng bè (NTTSLB) trên sông Chà Và có 193 hộ nuôi với 4.615 lồng. Trong đó, nhiều khu vực nuôi quá dày, ví dụ như tiểu khu 4 (76 hộ nuôi với 1.852 lồng, vượt 117,6% quy hoạch mặt nước) và tiểu khu 8 (50 hộ nuôi với 1.031 lồng, vượt 155%). Việc này đã làm giảm hiệu quả nuôi trồng thủy sản, đồng thời là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm nguồn nước khi lượng thức ăn dư thừa tăng đột biến.

Để cải thiện tình hình trên, quy hoạch 1/2.000 yêu cầu các cơ sở NTTSLB phải nằm đúng luồng lạch giao thông, bảo đảm khoảng cách giữa các bè nuôi và nằm đúng tọa độ quy hoạch, bố trí lồng nuôi phù hợp, số lượng lồng nuôi tại mỗi tiểu khu có thể chênh lệch 10% so với quy hoạch.

Sơ đồ quy hoạch nuôi thủy sản lồng bè trên sông Chà Và, các số từ 1 đến 8 tương ứng với các tiểu khu quy hoạch.

Phương án bố trí sắp xếp và di dời dựa theo nguyên tắc ưu tiên những cơ sở NTTSLB đã được UBND tỉnh cấp giấy phép đầu tư (nhưng phải nằm đúng theo vị trí tọa độ đã được cấp phép); cơ sở nằm trong vùng quy hoạch và đúng đối tượng quy định. Bên cạnh đó, kiên quyết di dời qua khu vực khác những cơ sở NTTSLB lấn chiếm luồng lạch giao thông đường thủy; cơ sở NTTSLB không nằm trong tọa độ tại các tiểu khu nuôi theo quy hoạch; cơ sở nuôi những loại thủy sản không phù hợp theo quy hoạch. Đối với những cơ sở NTTSLB nằm ngoài khu quy hoạch, sẽ ưu tiên cơ sở có quy mô và vốn đầu tư lớn được phép di dời về.

Sở NN-PTNT cũng đã xây dựng dự thảo phương án bố trí sắp xếp và di dời các cơ sở NTTSLB vào khu quy hoạch. Trong đó, tiểu khu 1 nuôi các loại cá biển vẫn còn trống 183 lồng, có thể bố trí thêm 183 lồng từ tiểu khu 8 di dời qua. Tiểu khu 2 nuôi hàu đan và cá biển; còn dư 72 lồng nuôi hàu, phải di dời qua tiểu khu 5. Tiểu khu 3 nuôi hàu và cá biển; vượt 102 lồng, cần di dời số lượng lồng này qua tiểu khu 5. Tiểu khu 4 hiện nuôi nhiều cá bớp và tôm hùm, theo quy hoạch bố trí nuôi cá biển và hàu; vì vậy, phải di dời 35 lồng cá bớp về tiểu khu 5, 552 lồng cá bớp về tiểu khu 6 và 414 lồng tôm hùm về tiểu khu số 7.

Tiểu khu 5 hiện đang nuôi hàu, quy hoạch nuôi cá bớp, hàu, diện tích còn trống 71%, nên di dời 72 lồng từ tiểu khu số 2; 102 lồng từ tiểu khu số 3; 35 lồng từ tiểu khu số 4; 480 lồng từ tiểu khu số 8. Tiểu khu 6 và 7, trống 100% diện tích theo quy hoạch, có thể bố trí sắp xếp 966 lồng nuôi, nên bố trí sắp xếp được 552 lồng nuôi cá bớp từ tiểu khu 4; Tiểu khu số 7 theo quy hoạch chỉ bố trí nuôi tôm hùm, do đó sẽ ưu tiên để sắp xếp cho các cơ sở nuôi tôm hùm từ tiểu khu số 4 chuyển qua với 414 lồng. Tiểu khu 8 theo quy hoạch nuôi cá biển, vượt 663 lồng so với quy hoạch, bố trí di dời 183 lồng về tiểu khu số 1; 480 lồng về tiểu khu số 5.

Xung quanh phương án di dời, ông Dương Văn Hải, hộ NTTSLB ở tiểu khu 8, kiến nghị: “Tiểu khu 1 là khu vực gần cổng số 6, nơi này nhiều năm qua nguồn nước bị ô nhiễm do nước xả thải của các cơ sở chế biến hải sản chưa qua xử lý. Do vậy, việc di dời lồng bè từ tiểu khu 8 về tiểu khu 1 là khó thực hiện”. Về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Trường, Trưởng phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu giải thích thêm, hiện UBND tỉnh đã có dự án xử lý ô nhiễm nguồn nước khu chế biến hải sản xã Tân Hải, trong đó tập trung xử lý khu vực cổng số 6. Khi đó, NTTSLB ở tiểu khu 1 không đáng lo sợ.

Hiện các hộ nuôi thủy sản trên sông Chà Và tự phát là chính nên ảnh hưởng đến hành lang an toàn giao thông đường thủy, không mỹ quan, mật độ nuôi quá cao làm ảnh hưởng đến môi trường nuôi. Trong ảnh: Bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và.

Ông Nguyễn Công Biên, hộ NTTSLB tiểu khu 3 cho rằng, việc tổ chức lại hoạt động NTTSLB là hết sức cần thiết và có lợi nhiều mặt cho người nuôi trồng cũng như việc khai thác nguồn lợi NTTSLB tại địa phương. Tuy nhiên, nên sớm thành lập các tổ tự quản để mỗi thành viên của tổ tự quản lý, giám sát lẫn nhau, góp ý kiến và hỗ trợ cho nhau trong quá trình nuôi và bảo vệ môi trường nuôi. Tuy nhiên, ông Biên cũng đề xuất: “Để công tác di dời thực hiện tốt, đúng tiến độ, đề nghị xem xét có chính sách hỗ trợ người nuôi trong quá trình di dời. Di dời nhanh cũng là giải pháp bảo đảm sự ổn định và sức khỏe các loại cá đang nuôi trong lồng bè”.

Để hạn chế sự xáo trộn, ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, việc di dời sẽ cố gắng giữ nguyên hiện trạng để giảm thiệt hại cho người nuôi, tức là việc di chuyển ngắn nhất. Bố trí, sắp xếp lồng bè đúng khoảng cách và mật độ theo quy hoạch là giải pháp tốt nhất để lập lại trật tự ổn định và phát triển bền vững, góp phần giảm thiểu thiệt hại do ô nhiễm môi trường, dịch bệnh xảy ra trên động vật thủy sản nuôi lồng bè. Đồng thời, cần phải tiếp tục giải quyết một phần chỗ nuôi cho các bè nuôi trái phép trên địa bàn tỉnh vào khu quy hoạch để khai thác đúng tiềm năng NTTSLB trên sông Chà Và.


Related news

Phát Tài Với Nghề Nuôi Đà Điểu Phát Tài Với Nghề Nuôi Đà Điểu

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.

Monday. August 12th, 2013
Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Monday. August 12th, 2013
Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Monday. August 12th, 2013
Phát Triển Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Ven Biển Phát Triển Mô Hình Nuôi Thuỷ Sản Ven Biển

Huyện Hòn Đất (Kiên Giang) có chiều dài bờ biển trên 50 km, ngoài chú trọng trồng rừng phòng hộ ven biển huyện còn triển khai thí điểm nhiều mô hình nuôi trồng thủy hải sản để phát triển kinh tế. Trong đó chủ trương nuôi hến ở địa bàn xã Sơn Bình đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tuesday. August 13th, 2013
Giải Pháp Để Trái Cây Nam Bộ Không Còn Điệp Khúc “Trúng Mùa Rớt Giá” Giải Pháp Để Trái Cây Nam Bộ Không Còn Điệp Khúc “Trúng Mùa Rớt Giá”

Nam bộ bao gồm 21 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ, hiện có diện tích cây ăn trái 415.800 ha, sản lượng khoảng 4,3 triệu tấn, chiếm 53,2% về diện tích và 57% về sản lượng trái cây trong nước. Gần đây, sản xuất trái cây ở Nam bộ có những bước tăng trưởng khá nhanh về cơ cấu và sản lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và phục vụ xuất khẩu.

Tuesday. August 13th, 2013