Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam

Australia Xem Xét Nhập Khẩu Vải Thiều Việt Nam
Publish date: Saturday. June 8th, 2013

Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp Australia (DAFF) đang xem xét việc chấp nhận nhập khẩu quả vài tươi từ Việt Nam và Đài Loan vào nước này.

Tháng 4 vừa qua, DAFF đã công bố báo cáo kết luận về các phân tích ngoài quy định về những chính sách hiện hành áp dụng cho việc nhập khẩu quả vải tươi từ Việt Nam và Đài Loan, báo cáo này đề xuất việc những loại trái cây được cấp phép phải thỏa mãn hàng loạt các điều kiện nghiêm ngặt về kiểm dịch chất lượng.

Từ năm 2003, Việt Nam và Đài Loan là những nước đầu tiên đệ đơn xin cấp phép xuất khẩu quả vải tươi vào thị trường Australia.

Từ năm 2004 đến nay, Australia nhập khẩu quả vải tươi từ Trung Quốc, Thái Lan với những điều kiện đặc biệt về chất lượng.

Theo DAFF, trái cây tươi từ châu Phi cũng đã được cấp phép để nhập khẩu vào Australia nhưng đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có giao dịch thương mại.

Bản báo cáo cuối cùng liệt tất cả các loại côn trùng như loài bướm, bọ xít có cánh ở hoa quả, sâu đục quả, sâu bọ là những loài gây hại cần phải được kiểm soát chặt chẽ.

Tại phòng Tư vấn an toàn động thực vật, DAFF cho rằng bản báo cáo kết luận này là một bước trong thủ tục hành chính chứ chưa phải bước cuối cùng trong toàn bộ quá trình. Nghĩa là quá trình được xét duyệt bao gồm 4 bước, bước quan trong nhất là các cơ quan chức năng về an toàn thực động vật của Việt Nam và Đài Loan cần phải phát triển kế hoạch sản xuất, tập trung vào hệ thống phòng trừ sâu bệnh để phù hợp với các điều kiện nhập khẩu của DAFF.

DAFF có thể sẽ đến khảo sát thực tế tại Việt Nam và Đài Loan để kiểm tra việc triển khai các điều kiện và phương pháp đánh giá được chấp nhận, bao gồm đăng ký các vùng sản xuất, quá trình làm việc trong xưởng đóng gói và việc xử lý thực tế.

DAFF sẽ không cấp quyền nhập khẩu hàng hóa cho đến khi Việt Nam và Đài Loan thực sự đáp ứng được các yêu cầu điều kiện trong việc kiểm soát các nguy cơ về an toàn thực vật. Bảo hiểm của giấy phép nhập khẩu là một công đoạn bắt buộc để làm căn cứ trước pháp luật.


Related news

Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết Ứng Dụng VietGAP Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Cần, Đủ Và Cấp Thiết

Tổng Cục Thủy sản vừa phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam”. Đây là dịp để những người làm công tác quản lý liên quan đến nguồn lợi thủy sản của các địa phương trao đổi, thảo luận về việc ứng dụng bộ tiêu chuẩn VietGAP (thực hành nuôi thủy sản tốt Việt Nam) trong nuôi trồng thủy sản.

Thursday. December 4th, 2014
Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu Phải Tăng Gấp Đôi Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Để Đáp Ứng Nhu Cầu

Năm 2030, ngân hàng thế giới (WB) dự kiến Châu Á chiếm 70% nhu cầu thủy sản. Báo cáo của Viện Tài nguyên Thế giới chỉ ra sản lượng thủy sản toàn cầu cần gấp đôi để đáp ứng nhu cầu trong đó tăng trưởng bền vững sản lượng nuôi và các trại nuôi cũng rất quan trọng.

Wednesday. July 16th, 2014
Gian Nan Thử Sức Gian Nan Thử Sức

Có thể nói, 2014 được xem là năm nhiều khó khăn, thách thức đối với nền kinh tế tỉnh ta. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011- 2013 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước hạn chế, nợ đọng trong xây dựng cơ bản nhiều…

Wednesday. July 16th, 2014
Tiếp Cận Tiếp Cận "Chuỗi Sản Xuất" Để Nâng Hiệu Quả VietGAP Trong Thủy Sản

Vừa qua, tại TP. Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFISH) phối hợp với Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi thủy sản bền vững tại Việt Nam” nhằm tìm ra giải pháp tốt nhất để phát triển VietGAP trong nuôi trồng thủy sản.

Thursday. December 4th, 2014
Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả” Cà Phê Dính Bệnh “Chạm Là Rụng Quả”

Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng Lại Thế Hưng cho biết các dấu hiệu cho thấy cây cà phê bị nhiễm nấm hồng (Corticium salmonicolor) do sau một thời gian Lâm Đồng có mưa kéo dài và lượng ánh sáng mặt trời giảm mạnh. Cà phê bị nhiễm nấm hồng không thể chữa được mà chỉ có thể cắt cành để hạn chế lây lan.

Wednesday. July 16th, 2014