Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Áp Dụng Công Nghệ Và Quy Trình Bảo Quản Tiên Tiến Gia Tăng Giá Trị Hải Sản Sau Đánh Bắt

Áp Dụng Công Nghệ Và Quy Trình Bảo Quản Tiên Tiến Gia Tăng Giá Trị Hải Sản Sau Đánh Bắt
Publish date: Saturday. June 7th, 2014

Theo các chủ tàu cá trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, hiện nay lượng cá sau khi đánh bắt vẫn còn phải bảo quản theo phương pháp truyền thống nên khả năng giữ lạnh thấp, ảnh hưởng đến chất lượng và giá thành sản phẩm. Muốn khắc phục những hạn chế trên, cần áp dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để bảo quản sản phẩm trên tàu cá.

Phương pháp bảo quản hải sản trên tàu bằng đá xay và bằng ướp muối dẫn đến chất lượng thấp.

Thạc sĩ Bùi Văn Tùng, Phân viện nghiên cứu hải sản phía Nam cho biết, với kỹ thuật đánh bắt và bảo quản hải sản hiện nay, chất lượng cá bị giảm, chỉ đạt tiêu chuẩn đóng hộp. Với cách khai thác của Việt Nam, mỗi kg cá ngừ có giá trung bình 60.000 đồng, trong khi kỹ thuật được ngư dân Nhật Bản áp dụng thì giá cá gấp 10 lần Việt Nam.

“Phương pháp bảo quản sản phẩm trên tàu bằng đá xay, bảo quản khô (phơi khô hoặc sấy khô) và bảo quản bằng muối (ướp muối) chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến chất lượng thấp”, thạc sĩ Bùi Văn Tùng cho hay.

Bên cạnh đó, hầm bảo quản lạnh của ngư dân hiện nay chủ yếu vẫn dùng vật liệu cách nhiệt là xốp ghép, khả năng giữ lạnh thấp, mức tiêu hao đá lớn nên ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Phương pháp sấy mực đang được sử dụng trên các tàu lưới kéo đôi, câu mực vẫn còn nhược điểm như thời gian sấy lâu, mực sấy trong hầm máy chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường (mùi dầu, khói, nước hầm máy).

Ngoài ra, sản phẩm sau khai thác cũng bị ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, khi nhiệt độ thấp thì thời gian sấy tăng lên dẫn đến tình trạng hải sản (mực) chưa đạt đến độ khô theo yêu cầu nhưng đã phải sấy mẻ khác, vì vậy màu mực dễ bị đỏ, giảm chất lượng và giá trị.

Hiện nay, các tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu dùng đá xay để ướp cá mà không có công đoạn làm lạnh từ từ nên dẫn đến chất lượng cá khi đưa vào bờ không tốt và giá thu mua thấp.

Theo ông Tùng, để bảo quản tốt sản phẩm sau đánh bắt, các chủ tàu nên thay thế vật liệu cách nhiệt cho hầm bảo quản bằng vật liệu công nghệ cách nhiệt dưới dạng bọt xốp (PU), sử dụng thiết bị hạ nhiệt sản phẩm trước khi đưa vào hầm bảo quản, đồng thời thực hiện đúng quy trình sơ chế và bảo quản sản phẩm phù hợp với từng loại sản phẩm khai thác.

Đối với bảo quản khô (chủ yếu cho mặt hàng mực ống), nên sử dụng thiết bị sấy chân không nhằm rút ngắn thời gian, không bị tác động của thời tiết cũng như môi trường xung quanh, cho chất lượng và giá bán cao hơn.

Ông Phạm Văn Trọng, chủ tàu lưới ghẹ ở TP. Vũng Tàu cho biết, phương pháp xây dựng hầm cá bảo quản bằng vật liệu PU giúp giữ lạnh rất tốt. Với phương pháp này, khối lượng nước đá mang theo sử dụng được đạt đến 95% (bình thường chỉ sử dụng đạt từ 60%-70%).

Công nghệ mới dùng trong hầm chứa cá cách nhiệt bằng vật liệu PU giúp ngư dân tiết kiệm được một lượng lớn nước đá, đồng thời cá được bảo quản tươi nên giá bán cao hơn trước đây. Chi phí ban đầu làm hầm bảo quản theo phương pháp mới cao hơn từ 3-4 lần vật liệu truyền thống, nhưng tuổi thọ hầm chứa lại cao hơn 5 lần, với thời gian sử dụng từ 15-20 năm.

Nói về bảo quản khô, ông Trịnh Minh Cường, chủ tàu câu mực ở TP. Vũng Tàu cho biết, hiện nay các tàu thường sấy mực bằng phương pháp truyền thống (sử dụng ánh nắng mặt trời và nhiệt phát ra từ động cơ). Phương pháp này phụ thuộc vào thời tiết, trong khi sản phẩm mực sấy dễ dính mùi dầu, khói. “Chúng tôi biết dùng phương pháp sấy chân không là tốt, nhưng vì phương pháp truyền thống đã trở thành thói quen nên cũng khó thay đổi”, ông Cường nói.

Bên cạnh đó, nhiều chủ tàu cho rằng, khó khăn hiện nay của tàu cá sử dụng hầm bảo quản cũ là khi chuyển sang dùng hầm bảo quản theo phương pháp mới thì phải thay đổi một số bộ phận cũ trên tàu nên chi phí đầu tư cao hơn. Do vậy, tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để ngư dân có điều kiện thay thế hầm bảo quản hải sản đánh bắt, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập, yên tâm bám biển dài ngày.


Related news

Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang Hiệu Quả Mô Hình Gieo Mạ Tập Trung Tại Xã Bằng Lang

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện Quang Bình về việc triển khai mô hình gieo mạ tập trung tại thôn Trung Thành, xã Bằng Lang nhằm thực hiện cánh đồng mẫu “5 cùng” (cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc, cùng thu hoạch).

Thursday. June 5th, 2014
Mở Toang Cửa Cho Tàu Vỏ Thép Mở Toang Cửa Cho Tàu Vỏ Thép

Dự thảo Nghị định phát triển thủy sản với những chính sách hỗ trợ từ ngân sách cao nhất, toàn diện và cụ thể nhất từ trước đến nay dành cho bà con ngư dân vừa được Bộ Tài chính trình lên Chính phủ sau một thời gian xây dựng và lấy ý kiến. Dường như mọi cánh cửa đang mở toang cho tàu vỏ thép.

Thursday. June 26th, 2014
Giá Cá Ngừ Vằn Tăng 250 USD/tấn Giá Cá Ngừ Vằn Tăng 250 USD/tấn

Cá ngừ vằn hiện đang được giao dịch với giá 1.750 USD/tấn, cao hơn chút ít so với 1.500 USD của vài tuần trước, do thị trường đang trở nên nóng hơn.

Thursday. June 26th, 2014
Quảng Bình 6 Tháng Đầu Năm Khai Thác Trên 24.000 Tấn Thủy Sản Quảng Bình 6 Tháng Đầu Năm Khai Thác Trên 24.000 Tấn Thủy Sản

Trong sáu tháng đầu năm 2014, nhờ thời tiết thuận lợi cùng chính sách hỗ trợ của Nhà nước và của tỉnh, ngư dân Quảng Bình đã khai thác gần 24.000 tấn thủy sản, tăng 8,1% so với cùng kỳ.

Thursday. June 26th, 2014
Khoai Lang Và Nông Sản Rớt Giá Do Tin Đồn Khoai Lang Và Nông Sản Rớt Giá Do Tin Đồn

Những ngày qua đã có tin đồn thất thiệt Trung Quốc đóng cửa biên giới, khiến giá khoai lang và một vài mặt hàng nông sản khác có lúc rớt giá. Theo ghi nhận của chúng tôi, mặt hàng trái cây như thanh long, xoài, dưa hấu và một số trái cây khác cho thấy chưa bị ảnh hưởng nhiều.

Thursday. June 5th, 2014