Anh Trần Chút Trồng Cây Ăn Trái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.
Năm 1992, anh Chút khai hoang 1,8 ha đất đồi gần bờ suối để trồng các loại cây ăn quả lâu năm và đào ao nuôi cá. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lúc cây còn nhỏ anh trồng xen kẻ các loại hoa màu như đậu, bắp, mì, rau… Nhờ sự cần cù chịu khó của anh nên vườn cây ăn trái phát triển xanh tốt và đem lai hiệu quả . Mỗi năm, anh thu hơn 80 triệu đồng trừ chi phí còn lãi khoảng 60 triệu đồng bảo đảm cuộc sống ổn định.
Related news

Ảnh hưởng của mưa lũ khiến hơn 1 nghìn ha thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang bị thiệt hại. Người dân đang tập trung khôi phục sản xuất để bảo đảm năng suất, sản lượng vụ cá mới.

Để từng bước giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, nâng cao giá bán sản phẩm cho các hộ chăn nuôi gà, hiện các huyện của Hà Nội đang triển khai mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học (ATSH).

Sau thu hoạch bí đỏ vụ xuân 2013, nông dân một số xã trồng bí đỏ nhẩm tính, nếu trồng 1 sào bí đỏ cho thu lãi từ 2 - 2,5 triệu đồng, nếu trồng 1 ha sẽ thu lãi từ 55,4 - 69,25 triệu đồng. Với diện tích hàng năm khoảng 1.000ha, bí đỏ đã trở thành cây hàng hóa có giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.

Nông dân ở nhiều tỉnh, đặc biệt là Bến Tre - địa phương có diện tích trồng ca cao nhiều nhất, đã chặt bỏ hàng loạt cây ca cao trồng xen vườn dừa do giá thấp và chuyển qua trồng bưởi da xanh hay chanh, khi cây đang vào giai đoạn cho năng suất cao. Điều đó khiến không ít người thấy vừa tiếc vừa thương nông dân.

Nhiều năm nay, nông dân xã Bình Long (Châu Phú, An Giang) làm giàn thu hoạch phân dơi để tăng thêm thu nhập. Phân dơi là loại phân hữu cơ tốt cho các loại hoa màu, được nông dân sử dụng nhiều trong canh tác rẫy.