Anh Huỳnh Thanh Lãm thành công thuần hoá cá chình giống
Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thuỷ sản, về công tác tại Trung tâm Giống thuỷ sản tỉnh Cà Mau được 2 năm, do hoàn cảnh gia đình, anh nghỉ việc về nhà để phát triển nghề nuôi và bán cá chình giống.
Ban đầu anh lấy cá giống từ miền Trung về bán lại và thả nuôi.
Sau nhiều vụ thả nuôi, anh nhận thấy tỷ lệ hao hụt rất cao, từ 30 - 50% nên lợi nhuận cũng giảm (do cá khó thích nghi với môi trường nước, với lại cá bắt mồi chậm, nuôi lâu lớn).
Ðó cũng là hạn chế chung của nhiều người nuôi cá ở TP Cà Mau.
Từ suy nghĩ, nếu mình cung cấp được con giống chất lượng cho thị trường thì đây sẽ là hướng mở cho kinh tế gia đình.
Nghĩ là làm, với kinh nghiệm nuôi cá nhiều năm và cũng từng thành công với mô hình ươm cá bống tượng giống, anh bắt đầu thử nghiệm thuần hoá cá chình giống bằng ao đất, sau nhiều lần thất bại, anh đã thành công và được nhiều người tìm đến mua con giống.
Ông Nguyễn Văn Chậu, ngụ xã Tân Phú, huyện Thới Bình nuôi cá đã nhiều năm nay, nhưng từ khi được người quen giới thiệu mua cá giống của cơ sở anh Lãm về nuôi, thấy đạt hiệu quả, nên mấy năm gần đây ông chỉ chọn mua con giống của cơ sở anh Lãm.
Ông bộc bạch, chất lượng con giống ở đây rất tốt mà kinh doanh rất có uy tín.
Mua con giống ở đây còn được anh Lãm chia sẻ kinh nghiệm nuôi khi có yêu cầu và anh rất nhiệt tình.
Anh Lãm chia sẻ, thuần cá giống nếu thuận lợi thì lợi nhuận cao hơn nhiều so với nuôi cá thương phẩm.
Nuôi cá chình ngoài nguồn nước thì con giống rất quan trọng.
Vì thế, khi ươm cá giống thành công anh rất mừng vì phần nào góp phần giải quyết được vấn đề con giống cho bà con, điều mà người nuôi nào cũng mong muốn.
Cá giống của cơ sở anh đủ các cỡ để khách hàng lựa chọn tuỳ theo yêu cầu của từng người.
Với lại anh không sử dụng thức ăn công nghiệp mà thay vào đó là cho ăn trùng chỉ, tôm, cá tạp nên khi mua về nuôi cá mau bắt mồi với cá phi (thức ăn người nuôi hay dùng).
Vừa ươm cá giống, vừa nuôi nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh của anh.
Những con giống không đạt chất lượng, anh giữ lại thả nuôi (với số lượng nuôi nhiều nên không bị sụt giá mà tạo được uy tín đối với khách hàng).
Anh Huỳnh Văn Tổng, ở khóm 4, phường Tân Thành, người có thâm niên nuôi cá hơn 10 năm, cho biết, có nhiều cơ sở cũng ươm con giống nhưng giống không tốt như mắt lộ, cá đen, nuôi không lớn, người mới nuôi khó phân biệt.
Còn đối với cơ sở của anh Lãm thì con giống được đảm bảo và nuôi không bị hao hụt, điều này nông dân rất thích.
Cũng là khách hàng quen thuộc với anh Lãm nhiều năm nay, anh Hồ Ðình Thủ, ở ấp 3, xã Tân Thành, cho biết:
“Con cá ươm thuần qua nước ngọt nên đã quen với môi trường, vì thế thả rất an tâm, cá mau ăn, mau lớn, không hao. Còn cá giống thiên nhiên mua về phải tập cho ăn lâu lắm”.
Có thể nói, đây là mô hình tạo được nguồn giống chất lượng cho người dân. Từ thành công trên, anh được Hội Nông dân phường phân công giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội Thuỷ sản phường 6 từ năm 2013
Related news
Gần 1 tháng nay, tôm hùm ở các ao nuôi trên địa bàn huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) xuất hiện chứng bệnh lạ, vỏ tôm chuyển sang màu nho và phát triển rất chậm, mang của tôm bị thối và tôm chết, người nuôi gọi là bệnh mục mang. Hiện nay, người nuôi chưa có cách điều trị hiệu quả, nên số tôm chết ngày một tăng.
Ngư dân Nguyễn Tuấn, tổ dân phố Khánh Cam 1, phường Ba Ngòi (TP Cam Ranh), một người nuôi cá chẽm ở khu vực Trà Long 1 cho biết, từ đầu năm đến nay, giá cá chẽm thương phẩm rớt thê thảm, hiện chỉ còn từ 46 - 48 ngàn đồng/kg, giảm hơn nửa so với năm ngoái khiến người nuôi thua lỗ.
5 xã vùng Kiệm Tân (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) là nơi tập trung nhiều hộ nuôi chim bồ câu (trung bình mỗi trang trại (ảnh) có từ 300 - 500 cặp chim bố mẹ). Ngoài ra còn có nhiều hộ nuôi nhỏ lẻ khác. Với hiệu quả kinh tế do chim bồ câu mang lại, dự báo trong thời gian tới sẽ có rất nhiều người dân chọn gia cầm này làm hướng phát triển kinh tế.
Từng được trồng ồ ạt cách đây khoảng 5 năm, đến nay cây ca cao tại huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) lại bị chính người nông dân chặt bỏ dần dần. Hiện, toàn huyện đã giảm 1/3 diện tích ca cao so với trước và con số này vẫn đang tiếp tục gia tăng.
Đến nay, nông dân trong tỉnh gieo sạ được gần 1.700 ha mạ trên sân, vườn, bờ vuông tôm để chuẩn bị cho việc gieo cấy 43.000 ha lúa trên đất nuôi tôm theo kế hoạch.