An Hiệp (Ba Tri, Bến Tre) Xử Lý Các Hộ Dân Nuôi Tôm Biển Trong Vùng Ngọt Hóa

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).
An Hiệp có 123 hộ nuôi tôm biển trong vùng nước ngọt (tôm thẻ chân trắng và tôm sú), với diện tích gần 19 ha. Qua công tác tuyên truyền, vận động, kiểm tra của chính quyền và cơ quan chức năng, đến nay, một số hộ dân hiểu rõ tác hại của việc nuôi tôm sai qui hoạch nên đã chuyển đổi sang vật nuôi khác phù hợp.
Tuy nhiên, còn hơn 70 hộ dân trên địa bàn xã đã ký cam kết nhưng vẫn tiếp tục thả tôm (thời gian thả từ 10 - 60 ngày).
Theo Nghị định 103/2013/NĐ-CP ngày 12-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, các hộ nêu trên đã vi phạm Điểm a, Khoản 4, Điều 24 của Nghị định bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng với hành vi “địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch hoặc chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép”.
Đoàn đến từng hộ dân đang thả tôm trong vùng nước ngọt lập biên bản vi phạm hành chính đồng thời trám lấp các giếng nước mặn khi phát hiện. Sau đợt lập biên bản các hộ dân bị vi phạm, Đoàn công tác sẽ tham mưu cho cấp lãnh đạo ra quyết định xử phạt theo qui định đối với các hộ dân cố ý làm sai chủ trương của Nhà nước.
Related news

Nước trong hồ thủy lợi Dầu Tiếng (Tây Ninh) thiếu hụt so cùng kỳ, người dân canh tác trên đất bán ngập bội thu nhưng nhiều người sống bằng nghề đánh bắt thủy sản lại thất thu.

Hệ thống tưới nhỏ giọt “3 trong 1” cho cây tiêu của ông Nguyễn Xuân Sang ở thị xã Phước Long (Bình Phước) tiết kiệm được 40% lượng phân bón, 80% nhân công, 30% nước và tăng từ 15 - 20% năng suất.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật miền Trung – Tây Nguyên, từ đầu năm đến nay các địa phương trong vùng có trên 90.578 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, cao gấp 3,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.

Nông dân trồng mía tại ĐBSCL đang rất phấn khởi do thu hoạch mía bán được giá cao hơn từ 200 - 300 đồng/kg so với hồi đầu vụ ép mía 2015 - 2016 (thời điểm tháng 9-2015) và tăng hơn bình quân khoảng 400 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước.

Ngày 4-11, tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị công tác bảo vệ thực vật miền Trung - Tây Nguyên và chỉ đạo phòng chống bệnh hại hồ tiêu.