Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững vùng trung du và miền núi phía Bắc

Tham dự Diễn đàn có đồng chí Hoàng Xuân Nguyên - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái;
Tiến sĩ Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, tiến sĩ Tống Xuân Chinh - Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT; đại diện các cục, vụ, viện trực thuộc Bộ NN&PTNT;
Lãnh đạo các sở NN&PTNT, trung tâm khuyến nông, hộ nông dân tiêu biểu 6 tỉnh: Lào Cai, Tuyên Quang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lai Châu; lãnh đạo UBND, phòng NN&PTNT, trạm khuyến nông, trạm thú y 9 huyện, thị, thành phố của tỉnh Yên Bái.
Đánh giá qua Diễn đàn, các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc có điều kiện để phát triển tốt chăn nuôi đại gia súc, bước đầu hình thành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, chăn nuôi trang trại vừa và nhỏ.
Năm 2014, toàn vùng có 1.860 trang trại chăn nuôi, chiếm 14,7% số trang trại chăn nuôi cả nước; tổng đàn gia súc lớn chiếm 46,2% và sản lượng thịt xuất chuồng chiếm 31,3% so với cả nước.
Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, nhỏ lẻ chiếm tỷ trọng cao cả về số lượng và sản lượng; tỷ lệ đại gia súc thả rông còn nhiều.
Các giống gia súc nuôi chủ yếu là giống có sẵn tại địa phương. Nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn tại chỗ và chưa thực sự chủ động.
Việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn theo hướng bán thâm canh và thâm canh kết hợp trồng cỏ làm thức ăn thô xanh chủ động sẽ nâng cao khả năng sản xuất đồng thời phát triển chăn nuôi gia súc lớn bền vững, an toàn, bảo vệ môi trường, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc.
Phát biểu tại Diễn đàn, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Hoàng Xuân Nguyên khẳng định, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ, các đề án, dự án thúc đẩy phát triển chăn nuôi đại gia súc như Đề án “Hỗ trợ chăn nuôi bò cho các hộ nghèo đặc biệt khó khăn của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 - 2006”.
Chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn tỉnh bước đầu đã mang lại kết quả tích cực, tổng đàn trâu hiện đạt 100.000 con, đàn bò 19.000 con.
Những năm tới, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh xác định chăn nuôi là ngành kinh tế quan trọng, Yên Bái tập trung chỉ đạo phát triển chăn nuôi đại gia súc theo hướng an toàn, bền vững và tiếp tục có những chính sách hỗ trợ.
Đồng chí nhấn mạnh, Diễn đàn là cơ hội tốt để nông dân các tỉnh được trao đổi với các nhà quản lý, khoa học, doanh nghiệp về chính sách, kinh nghiệm, các tiến bộ kỹ thuật và những vấn đề cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Tại Diễn đàn, chuyên gia các cục, vụ, viện chuyên môn của Bộ NN&PTNT đã trình bày, giới thiệu một số tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác giống vật nuôi, giải pháp quản lý dịch bệnh và biện pháp phòng chống thiệt hại trong chăn nuôi đại gia súc, trồng và chế biến thức ăn gia súc phù hợp, kết quả bước đầu lai tạo giống bò BBB trên nền đàn bò lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt…
Đồng thời, giải đáp các câu hỏi của nông dân liên quan đến cách chăm sóc, phòng bệnh cho đại gia súc, cách trồng cỏ và cây thức ăn gia súc phục vụ phát triển chăn nuôi.
Related news

Để quản lý chặt chẽ số vịt chạy đồng này, Trạm Thú y huyện Long Mỹ đã phối hợp với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên điều tra, kiểm soát số vịt trên địa bàn. Nếu là vịt ở địa phương thì tổ chức tiêm phòng bệnh, còn vịt từ nơi khác đến phải có đầy đủ sổ kiểm dịch và sổ đăng kí nuôi vịt chạy đồng; đồng thời kiên quyết trục xuất các đàn vịt không rõ nguồn gốc ra khỏi địa phương để tránh nguy cơ, lây lan bệnh dịch từ nơi khác đến.

Trước đó, dịch cúm cũng đã xảy ra tại Cà Mau và Tiền Giang, với chủng A/H5N1 và H5N độc lực cao, khó phát hiện. ĐBSCL lại đang thu hoạch lúa đông xuân, nguy cơ dịch cúm lây lan từ những đàn vịt chạy đồng ngày càng lớn, nếu thiếu biện pháp phòng chống kịp thời.

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.