6 tháng gạo tiểu ngạch xuất đi Trung Quốc giảm

Theo báo cáo, lũy kế hợp đồng xuất khẩu gạo được doanh nghiệp thuộc hiệp hội ký với các đối tác Trung Quốc từ đầu năm đến ngày 18-6-2015 đạt 1,65 triệu tấn, trong đó có 1,25 triệu tấn ký bán chính ngạch và 400.000 tấn bán dưới dạng tiểu ngạch.
Riêng lượng gạo đã giao cho đối tác, theo báo cáo của VFA, trong khoảng thời gian này là 791.000 tấn, gồm 656.000 tấn chính ngạch và 135.000 tấn tiểu ngạch.
Trong khi đó, số liệu thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho thấy trong năm tháng đầu năm 2015, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam khi chiếm 36% thị phần (tổng khối lượng gạo xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2015 đạt 2,4 triệu tấn, trị giá đạt 1,05 tỉ đô la Mỹ).
Tuy nhiên, lượng gạo xuất sang Trung Quốc trong khoảng thời gian này đã sụt giảm khá mạnh so với cùng kỳ năm ngoái với mức giảm về khối lượng là 19,61% và về giá trị là 22,61%.
Lý giải nguyên nhân xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm, trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng việc thị trường này thực hiện lệnh cấm biên thời gian qua là nguyên nhân chính.
Về diễn biến tình hình xuất khẩu chung, số liệu báo cáo mới nhất của VFA cho thấy lũy kế xuất khẩu gạo từ ngày 1-1 đến ngày 30-6-2015 của các doanh nghiệp hội viên đạt 2,731 triệu tấn, trị giá FOB đạt 1,132 tỉ đô la Mỹ.
Related news

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

Xã Núa Ngam, huyện Điện Biên có diện tích nuôi trồng thủy sản trên 21ha. Mặc dù người dân đã tận dụng tối đa diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Nhưng do trình độ kỹ thuật lạc hậu, nuôi thả quảng canh, manh mún, nên năng suất, sản lượng thủy sản chưa cao (năng suất đạt 1,5 -2 tấn/ha, sản lượng đạt 43,6 tấn/năm).

Những năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Hải Giang (huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã thuần hóa, nuôi dưỡng thành công nhiều loài động vật sống trong tự nhiên và đem lại hiệu quả khá lạc quan. Trong đó, nuôi dúi và nhím được xem là mô hình mang lại lợi nhuận cao.

Thời điểm hiện nay, nông dân Bình Định tại các địa phương như: Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Phù Mỹ, Vĩnh Thạnh… đang vào cuối vụ thu hoạch ớt, với giá thu mua đang ở mức khá cao. Tại các chợ đầu mối thuộc phường Bình Định (thị xã An Nhơn), giá ớt tươi được các thương lái thu mua từ 20.000 - 24.000 đồng/kg, cao gấp đôi so với thời điểm chính vụ (từ tháng 4 đến tháng 7).

Giá cả diễn biến không thuận lợi, cộng với sự lấn át mạnh mẽ của cây thanh long làm cho diện tích cây đặc sản nếp bè ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) ngày càng thu hẹp dần.