Tất cả lô thịt gà nhập khẩu từ Mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng
Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa có văn bản trả lời thông tin cho cơ quan báo chí.
Trong đó, về việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thịt gà từ Hoa Kỳ nhập khẩu vào Việt Nam, Cục Thú y khẳng định, tất cả các lô sản phẩm thịt gà nhập khẩu từ Mỹ đều có nguồn gốc rõ ràng, từ các cơ sở được phép xuất khẩu vào Việt Nam.
Cục Thú y cũng cho biết, tất cả các lô hàng sản phẩm thịt gà đông lạnh từ Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam đều được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong 7 tháng, sản lượng thịt gà Mỹ đông lạnh nhập khẩu về Việt Nam là 45.651 tấn, chủ yếu là thịt đùi gà đông lạnh, chiếm 97%.
Từ 1/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có văn bản thông báo ngừng nhập khẩu thịt gia cầm từ những bang đang có dịch cúm gia cầm của Hoa Kỳ, còn lại các bang không có dịch cúm vẫn được xuất khẩu sang Việt Nam bình thường.
Hiện có 85% sản phẩm gà từ Hoa Kỳ được nhập về Việt Nam qua cửa khẩu Thành phố Hồ Chí Minh và 15% qua cảng Hải Phòng.
Theo Cục Thú y, tất cả các lô thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam từ Hoa Kỳ đều được cơ quan thú y ở cửa khẩu lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
Qua kiểm tra đã phát hiện 1 lô sản phẩm thịt gà tẩm bột (749kg) không đạt tiêu chuẩn do nhiễm vi khuẩn Salmonella và đã xử lý tiêu hủy.
Về kiểm tra tồn dư kháng sinh, kim loại nặng, hoócmôn, trong tháng 7, Cục Thú y đã tổ chức lấy 35 mẫu thịt đùi gà đông lạnh nhập từ Hoa Kỳ và không phát hiện có chất tồn dư vượt quá giới hạn cho phép (có 17 mẫu dương tính với kháng sinh với hàm lượng thấp so với giới hạn cho phép).
Về việc kinh doanh sản phẩm thịt gia súc, gia cầm theo hình thức tạm nhập tái xuất, Cục Thú y cho biết, chỉ diễn ra ở một số tỉnh phía Bắc, qua cảng biển thành phố Hải Phòng và cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh).
Hàng hóa phải được niêm phong, kẹp chì trong các container lạnh và được các cơ quan hải quan, thú y… giám sát chặt chẽ trong quá trình làm thủ tục tạm nhập và sau đó phải tái xuất hết qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Theo Cục Thú y, trong thời gian tới, Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị liên quan tổ chức kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm từ các nước bằng việc lấy mẫu đột xuất để giám sát các chất tồn dư, mầm bệnh…
Nếu phát hiện lô hàng không đảm bảo sẽ xử lý theo quy định và cảnh báo cho các tổ chức, cá nhân liên quan trong và ngoài nước.
Related news
Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.
Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.
Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.
Trong rất nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giao đất giao rừng trên địa bàn huyện Điện Biên chậm phải kể đến những khó khăn, vướng mắc trong khâu tổ chức họp dân tuyên truyền để bà con nhận khoanh nuôi bảo vệ rừng. Nếu như ở một số địa bàn khác người dân tích cực phối hợp, nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng, thì tại bản Nậm Ty 1, Nậm Ty 2, xã Hua Thanh dù đến nay đã qua vài ba lần họp dân, nhưng rừng vẫn chưa thể giao cho cộng đồng!
Đó là tâm sự của của ông Lèng Văn Vĩnh, Trưởng bản Mới 1, xã Chà Cang (huyện Nậm Pồ) cũng như nhiều học viên được học nghề theo Đề án 1956 mà cán bộ Phòng Dạy nghề (Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nhận được sau khi phỏng vấn trực tiếp. Điều đó nói lên rằng, tìm việc làm cho lao động sau học nghề luôn là “bài toán” khó!