52 Hộ Nông Dân Huyện Nga Sơn Có Mức Thu Nhập Hơn 1 Tỷ Đồng/năm

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng được cán bộ, hội viên, nông dân huyện Nga Sơn hưởng ứng, phát triển có chất lượng và đi vào chiều sâu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng vững mạnh và hiện đại.
Qua 3 năm thực hiện (2012-2014), toàn huyện có trên 10.000 lượt hội viên, nông dân được hỗ trợ về cây, con giống, phân bón, thuốc trừ sâu cho cây trồng, chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm, vốn, khoa học - kỹ thuật thông qua các lớp tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Từ đó, đã giúp cho nhiều hộ nông dân vươn lên làm ăn khá, giàu và đạt chuẩn nông dân SXKDG. Năm 2014, Nga Sơn đã có 14.641 hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt tiêu chuẩn nông dân SXKDG các cấp.
Qua bình xét của các cấp hội, có 11.355 hộ đạt danh hiệu, trong đó, có 14 hộ nông dân SXKDG cấp Trung ương; 175 hộ nông dân SXKDG cấp tỉnh, 1.224 hộ nông dân SXKDG cấp huyện và 9.942 hộ nông dân SXKDG cấp cơ sở. Nhiều mô hình sản xuất đạt giá trị kinh tế cao đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện năm 2014 đạt 13%, thu nhập bình quân đầu người đạt 19 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 10,86%. Có 4.023 hộ có mức thu nhập 100-200 triệu đồng/năm, 1.921 hộ có mức thu nhập 300-500 triệu đồng/năm, 179 hộ có mức thu nhập 500 triệu đến 1 tỷ đồng/năm, 52 hộ có mức thu nhập từ 1 tỷ đồng trở lên/năm.
Related news

“Gà “tiến vua”có đôi chân rất to, sần sùi, da đỏ hồng, dáng vẻ oai vệ, khi trưởng thành gà trống có thể nặng đến 4,5kg. Đây là giống gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) thường được dùng để “tiến vua” ngày xưa” - ông Nguyễn Văn Bộ (ấp Hà Bao 1, xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết.

Như tin báo Kinh tế & Đô thị đã đưa, tình trạng sữa tươi sản xuất ra không tiêu thụ hết tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội và một số địa phương khác đã khiến cho người chăn nuôi lo lắng. Ngày 12/1, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (Sở NN&PTNT) đã có buổi làm việc với các hộ sản xuất và DN để tìm hướng tháo gỡ. Đến nay, tình hình thu mua sữa đã bước đầu đi vào ổn định.

Đối với lúa vụ xuân 2015, các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi phía Bắc chỉ đạo nông dân gieo mạ trà lúa xuân muộn xung quanh tiết Lập xuân (4/2) và cấy xong trong tháng 2/2015. Đối với lúa gieo thẳng tập trung gieo từ 10 - 25/2 (trước hoặc ngay sau Tết Âm lịch, tùy theo nhóm giống) để đảm bảo thời gian lúa trỗ thuận lợi nhất.

Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) còn diễn ra phổ biến, trong khi công tác quản lý việc sử dụng cũng như kinh doanh thuốc BVTV ở cơ sở còn rất hạn chế. Đó là những yếu kém được chỉ ra tại Hội nghị toàn quốc về công tác BVTV do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 29/1.

Chỉ vì mua giống cà phê trôi nổi trên thị trường, không ít nông dân ngậm ngùi nhận “trái đắng” bởi đã đặt niềm tin nhầm chỗ. Không những vốn liếng, công sức bao năm đầu tư, chăm bẵm của người dân đổ sông đổ bể mà giờ đây, họ còn phải tốn kém thêm tiền của, thời gian để phá bỏ và trồng thay thế cây mới.