30 Nông Dân Huyện Mường Ảng Được Tập Huấn Trồng Cà Phê Chè
Từ ngày 9 - 11/6, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với UBND huyện Mường Ảng tổ chức lớp tập huấn Kỹ thuật thâm canh cây cà phê chè cho 30 nông dân của 9 xã trên địa bàn huyện.
Nội dung tập huấn gồm 6 chuyên đề chính: Các điều kiện ảnh hưởng đến cây cà phê; chọn và nhân giống cây cà phê; trồng mới cây cà phê; cách chăm sóc phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển, bón phân đúng cách, đúng liều lượng; phát hiện và phòng trừ một số sâu bệnh hại thường gặp; thu hoạch và bảo quản cà phê. Ngoài ra, học viên được thực hành tại bản Hua Nguống, xã Ẳng Cang.
Trong thời gian tập huấn, các học viên cũng được chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức về kỹ thuật trồng cây cà phê, được thuyết trình, thảo luận nhóm. Sau khóa tập huấn các học viên sẽ là những tuyên truyền viên tích cực gương mẫu trong phong trào thi đua sản xuất giỏi giúp các bản, xã tại địa phương phát triển trồng cây cà phê mang tính bền vững lâu dài, có định hướng.
Related news
Sau nhiều trăn trở, thạc sĩ Văn Tiến Hựu quyết định nghỉ việc tại Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế, chuyển sang nghề trồng nấm, làm giàu cho bản thân và gia đình.
Năm 2013, toàn tỉnh Đồng Tháp đã thực hiện 6.600/200.000 ha diện tích canh tác lúa áp dụng theo hướng GAP, tập trung phần lớn trên các cánh đồng liên kết và hợp tác xã trồng lúa.
Với mô hình nuôi lợn, trồng thanh long, từ một hộ nghèo, đến nay gia đình chị Trần Thị Điều (dân tộc Cao Lan) ở thôn Gò Danh, xã Lưỡng Vượng, TP.Tuyên Quang đã có của ăn của để.
Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.
Việc Chính phủ ủng hộ đề xuất mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về một chương trình hỗ trợ tín dụng lớn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được các ngân hàng đánh giá là dấu hiệu tích cực để sớm khai thông nguồn vốn cho khu vực này.