Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men

Hiệu Quả Mô Hình Nuôi Heo Bằng Kỹ Thuật Sử Dụng Đệm Lót Lên Men
Publish date: Tuesday. October 29th, 2013

Anh Lê Thanh Phong, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Phú (An Giang) vừa nghiên cứu thành công đề tài “Ứng dụng mô hình nuôi heo bằng kỹ thuật sử dụng đệm lót lên men trên địa bàn huyện An Phú”. Đây là hình thức chăn nuôi mới, nuôi trên nền chuồng đệm lót với các vi sinh vật có ích.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ An Giang: Đề tài thử nghiệm hiệu quả mô hình kỹ thuật làm đệm lót lên men trong chăn nuôi heo, từ đó đưa ra khuyến cáo phù hợp với phương thức chăn nuôi heo tại địa phương; góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, từng bước thực hiện tốt chỉ tiêu trong xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho các hộ dân nhàn rỗi. Trên diện tích nền chuồng chăn nuôi cũ trước đây, anh Phong tận dụng cải tạo lại kiểu chuồng hở, nền đất với diện tích 1,3 m2/con, sát trùng chuồng trại. Anh làm đệm lót bằng trấu với chế phẩm sinh học Balasa-N01: Rải lớp trấu dày 30cm, phun nước sạch lên lớp trấu, dùng cào đảo cho trấu ẩm đều và làm phẳng mặt đạt độ ẩm 40%, tưới đều 100 lít dịch men, sau đó rải đều một phần bột bắp có trong dịch men lên trấu; tiếp tục rải mùn cưa dầy 30cm lên lớp trấu; phun nước sạch và đảo đến khi đạt độ ẩm 20%, rải đều 5kg bột bắp qua xử lý, tưới đều 100 lít dịch men còn lại lên lớp mùn cưa, làm phẳng, đậy kín toàn bộ bề mặt bằng bạt hoặc nylon, là quá trình lên men sẽ được thực hiện. Thí nghiệm được bố trí 3 nghiệm thức: Với nghiệm thức 1, nuôi heo trên đệm lót sinh thái; nghiệm thức 2, nuôi heo trên nền xi măng (đối chứng); nghiệm thức 3, nuôi có hệ thống biogas xử lý chất thải. Theo dõi mùi hôi, tỷ lệ bệnh, mức độ tăng trọng, chi phí và lợi nhuận.

Kết quả thí nghiệm cho thấy: 15 con heo dùng nuôi trong thí nghiệm đều tăng trọng tốt. Heo nuôi ở chuồng có hầm ủ biogas tăng trọng cao nhất (108,6 kg/con) kế đến là đối chứng (99 kg/con), thấp nhất là heo nuôi trên đệm lót sinh thái (97,1 kg/con). Khử mùi khí NH3 và H2S tốt nhất thuộc về nghiệm thức nuôi bằng đệm lót sinh thái, khả năng phòng bệnh ở mô hình nuôi trên đệm lót sinh thái cũng tốt, heo không bị bệnh và cho hiệu quả kinh tế, kế đến là biogas và đối chứng - anh Phong phấn khởi.

Anh Phong cho biết: Thay vì nuôi trên nền xi măng hoặc nền gạch, phải tắm, dọn phân mỗi ngày thì mô hình nuôi heo trên nền chuồng bằng đất nên tiết kiệm được chi phí này. Anh Phong tính toán: “Với mô hình này, người nuôi có thể tiết kiệm 80% nước, 60% nhân lực, 10% chi phí thức ăn, thuốc thú y phòng trừ dịch bệnh. Đặc biệt, trong đệm lót chứa các vi sinh vật có lợi nên sẽ rất hiệu quả trong phòng, chống các bệnh dịch hại, như: Lở mồm long móng, tai xanh, cúm... Chi phí lót và dung dịch men vi sinh thấp, với hơn 1 triệu đồng/chuồng 20m2, có thể nuôi 22-24 con heo nhỏ hoặc 16-18 con lớn”. Anh Phong phân tích: “Lớp đệm lót và men vi sinh tác dụng nhằm phân giải phân, nước tiểu do vật nuôi thải ra, hạn chế sinh khí hôi, thối; ức chế và tiêu diệt sự phát triển của vi sinh vật có hại; giữ ấm cho vật nuôi. Mô hình không hoặc ít gây ô nhiễm môi trường vì các chất thải từ chăn nuôi không ra môi trường, không có mùi hôi, hạn chế ruồi muỗi. Đặc biệt, tạo ra sản phẩm thịt, trứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có màu, mùi vị gần với chăn nuôi hữu cơ. Sau một thời gian sử dụng, các chất đệm lót được đưa ra và sử dụng bón cho các cây trồng như phân hữu cơ vi sinh rất tốt nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao”.

Chăn nuôi trên đệm lót sinh thái có hiệu quả về mặt kinh tế cao hơn vì tiết kiệm rất nhiều công lao động, nguyên liệu đầu vào cho chi phí sản xuất. Kỹ thuật chăn nuôi trên đệm lót sinh thái với việc làm chuồng chuẩn bị đệm lót và chăm sóc vật nuôi đơn giản, người nuôi hoàn toàn có thể áp dụng tốt. “Cần tiếp tục mở rộng phạm vi thí nghiệm như giống, lứa tuổi, trên các loài vật nuôi khác để thấy hiệu quả của việc sử dụng đệm lót sinh thái và phổ biến các lợi ích của việc nuôi heo trên đệm lót sinh thái trong việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường” - anh Phong đề nghị.


Related news

Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng. Thay Nếp Nghĩ Cũ Cho Đồng Bào Dao, Nùng.

Hết lòng với ND, đó là phương châm làm việc của anh Dương Quang Tiến - Chủ tịch Hội ND xã Thượng Đình, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Gần 20 năm làm thủ lĩnh nông dân, anh Tiến được hội viên, ND tin tưởng.

Sunday. June 17th, 2012
Chuối Giảm Giá Mạnh Chuối Giảm Giá Mạnh

Người dân trồng chuối cho biết, mọi năm giá chuối từ 5.000 – 6.000 đồng/kg nay chỉ bán được từ 500 – 1.000 đồng/kg và đây là mức thấp nhất trong vòng mười năm trở lại đây. Với giá này, phải bán từ 10 – 20kg chuối mới được 1kg gạo. Không bán được chuối, nhiều người phải đào các loại củ rừng về bán để có tiền mua gạo

Monday. September 26th, 2011
Xuất Khẩu Cá Tra - Không Có Hàng Để Bán Xuất Khẩu Cá Tra - Không Có Hàng Để Bán

Nhiều đoàn doanh nghiệp Mỹ, châu Âu tham dự triển lãm quốc tế thực phẩm nhà hàng và khách sạn đang diễn ra tại TP.HCM (28 – 30.9) đã tranh thủ tìm mua cá tra. Thị trường xuất khẩu đang khá sôi động, khách hàng cần mua số lượng lớn để bán vào mùa tiêu thụ cuối năm nhưng nguyên liệu cá lại thiếu trầm trọng

Saturday. October 1st, 2011
Đồng Nai Sẽ Nâng Tổng Đàn Heo Lên 1,8 Triệu Con Đồng Nai Sẽ Nâng Tổng Đàn Heo Lên 1,8 Triệu Con

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ nay đến năm 2015, Đồng Nai sẽ nâng tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh lên khoảng 1,8 triệu con, trong đó đàn heo nái khoảng 222 ngàn con. Dự tính, mỗi năm người chăn nuôi trong tỉnh sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 200 ngàn tấn thịt.

Saturday. May 26th, 2012
E-Rô-Týp (Ống Xốp) - Sản Phẩm Tạo Ôxy Hai Trong Một E-Rô-Týp (Ống Xốp) - Sản Phẩm Tạo Ôxy Hai Trong Một

Sự thiếu oxy trong ao cá tra có thể do ao nuôi cá có nhiệt độ nước cao (biến động 28-32°C) dẫn đến hệ số hòa tan oxy vào nước giảm, mật độ nuôi quá cao, đáy ao có nhiều hợp chất hữu cơ tích tụ hay sục khí không đầy đủ. Trong ao cá tra thì oxy thường cao ở lớp nước mặt (1 mét đến 1,5 mét) vào ban ngày và có thể giảm rất thấp vào ban đêm

Monday. October 3rd, 2011