1.000 Ha Chè Đạt Chuẩn VietGAP

Ngày 3/11, tại xã Lùng Vai, huyện Mường Khương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào Cai đã tổ chức Hội nghị công bố Chứng nhận vùng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP cho 1.000 ha chè hàng hóa của huyện Mường Khương.
Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Viện Môi trường Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Dự án vùng sản xuất chè an toàn theo hướng VietGAP tại huyện Mường Khương trong giai đoạn 2011 – 2015 với mục tiêu xây dựng được 1.000 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Cùng với đó là xây dựng thương hiệu chè tại Mường Khương, làm cơ sở mở rộng tổ chức sản xuất chè theo chuẩn VietGAP ra toàn tỉnh.
Sau 3 năm triển khai tại các xã Lùng Vai, Bản Lầu, Bản Xen và Thanh Bình với diện tích 1.000 ha (trong đó 700 ha chè giai đoạn kinh doanh và 300 ha chè trong giai đoạn kiến thiết cơ bản), gần 2.000 hộ dân trực tiếp tham gia đã được tập huấn về kỹ thuật, quy định sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hộ tham gia còn được cấp chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt và được cấp sổ nhật ký đồng ruộng.
Dự án đã xây 50 bể thu gom rác bảo vệ thực vật và 20 bảng nội quy, in nhiều tài liệu có liên quan nhằm góp phần làm thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng của người trồng chè.
Về hiệu quả kinh tế, sản xuất chè theo chuẩn VietGAP đã làm năng suất chè tăng từ 5 - 10%, tương đương mức 2 – 2,5 tấn chè búp/ha/năm. Giá bán nguyên liệu chè búp tươi tăng 500 đ/kg, số lần phun thuốc bảo vệ thực vật giảm 2 - 3 lần/năm. Có 100% hộ dân đăng ký chuyển từ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dạng hóa học sang sử dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, thu nhập người trồng chè tăng 2,5 – 3 triệu đồng/năm.
Đối với Công ty TNHH MTV chè Thanh Bình, Dự án là cơ sở thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới dây chuyền sản xuất, cho ra nhiều sản phẩm mới, giá trị sản phẩm tăng cao, riêng sản phẩm xuất khẩu tăng từ 0,1 - 0,2 USD/kg.
Đánh giá Dự án, các đại biểu tham dự hội nghị đã thống nhất cao ý kiến cho rằng sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã gắn kết "bốn nhà" tốt hơn trong sản xuất, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Related news

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.

Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.

Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.

Theo lập luận của VSSA, ở vụ 2014-2015, dự báo tổng nguồn cung đường sẽ là 2 triệu tấn. Con số này chưa kể số NK không chính thức và nhập lậu mà ngành đường đang phải chống chọi rất vất vả. Trong khi đó, mức tiêu thụ năm 2015 sẽ rơi vào khoảng 1,3-1,4 triệu tấn. Như vậy, cả nước sẽ dư thừa trên 600.000 tấn đường. Dư thừa sẽ dẫn đến giảm giá đường. Giảm giá sẽ dẫn đến giảm giá thu mua mía của bà con nông dân.