Xuất khẩu tôm sang Mỹ dự báo sẽ khả quan hơn
Trong 8 tháng đầu năm, XK đạt 373,8 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm 2014. Mặc dù vậy, tính tới tháng 8/2015, XK tôm sang Mỹ trong tháng 8 đạt cao nhất so với các tháng còn lại.
Sau khi giảm mạnh nhất trong tháng 2, XK tôm sang Mỹ tăng liên tục từ tháng 4 đến tháng 8.
Dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Ngày 7/9/2015, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu (NK) từ Việt Nam giai đoạn từ 01/2/2013 đến 31/01/2014.
Theo đó, mức thuế trung bình 0,91% đã giảm so với kết quả sơ bộ 0,93% công bố hồi tháng 3/2015 và giảm mạnh so với mức thuế 6,37% của kỳ xem xét lần trước (POR8).
Đây là một tín hiệu đáng mừng với XK tôm của Việt Nam. Mức thuế POR9 giảm mạnh so với POR8 phần nào giúp tháo gỡ gánh nặng về thuế XK cho các doanh nghiệp XK tôm. Theo đó, dự đoán XK tôm Việt Nam sang Mỹ trong những tháng cuối năm sẽ khởi sắc, sau khi sụt giảm gần 50% trong 8 tháng đầu năm.
Tôm sú là mặt hàng thủy sản ưa thích của người Mỹ. Năm 2013 thị trường này tiêu thụ 1,3 tỷ pao tôm các loại, 90% trong số đó là tôm NK, phần lớn từ Đông Nam Á, Ấn Độ, Trung Quốc và Ecuador.
Điều này chứng tỏ nhu cầu tôm từ thị trường Mỹ luôn cao. Theo các chuyên gia, DN Việt Nam nên có một chiến lược XK phù hợp để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh và đẩy mạnh XK sang thị trường này.
Hiệp định TPP khi có hiệu lực cũng hứa hẹn viễn cảnh sáng sủa cho tôm Việt Nam. Tuy nhiên, tham gia TPP đồng nghĩa với việc tôm Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và những quy định do phía Mỹ đề ra.
Làn sóng ồ ạt XK vào Mỹ sẽ gây áp lực lên ngành tôm nội địa của Mỹ, từ đó chính phủ nước này có thể nghĩ tới những biện pháp bảo hộ cho ngành tôm của mình.
Các nước như Ấn Độ, Indonesia sẽ tăng cường XK sang Mỹ để tận dụng đồng USD mạnh trong khi đồng nội tệ của các nước này hạ giá so với Mỹ.
Giá tôm trên thị trường Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm. Trong số 5 nhà cung cấp tôm hàng đầu cho Mỹ, Ấn Độ là nhà cung cấp duy nhất tăng trưởng 4,4% về XK tôm sang thị trường này trong 7 tháng đầu năm nay.
Trước những cơ hội và thách thức đan xen đối với XK tôm sang thị trường Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam nên quan tâm hơn đến sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng, thay vì chỉ xuất tôm thịt, tôm nguyên liệu đông lạnh.
Bên cạnh đó, cần tìm cách nâng cao năng lực quản trị, lường trước diễn biến thị trường và phải thay đổi từ chất lượng, chi phí sản xuất.
Related news
Tham gia cơ chế tự chứng nhận xuất xứ (TCNXX), DN sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí nếu so sánh với việc xin cấp chứng nhận xuất xứ như hiện nay. Đó là thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tự chứng nhận xuất xứ” do Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký EFTA và VCCI tổ chức mới đây tại Hà Nội.
Năm 2013, bí xanh được mùa, giá cao, lãi nhiều, điều này khiến nông dân nhiều nơi ở Hòa Bình đầu tư mở rộng diện tích. Tuy nhiên, vụ mùa năm 2014, nhiều hộ gia đình lại “đỏ mắt” vì năng suất và giá đều giảm.
Những diện tích này được trồng từ đầu tháng 2, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vụ Đông - xuân 2013 – 2014 có những diễn biến phức tạp như đầu vụ rét, sương mù, mưa phùn kéo dài đã làm một số diện tích ngô và đậu tương phát triển chậm, cây thấp, vàng.
Nhiều năm về trước, huyện đảo Phú Quý phần lớn phải nhập các loại rau xanh từ Phan Thiết, vào mỗi tuần. Nan giải nhất là mùa bấc cuối năm, thời tiết không mấy thuận lợi, sóng to gió lớn kéo dài, tàu hàng không ra đảo được, nguồn cung rau xanh thiếu trầm trọng. Nỗi lo ấy bây giờ không còn nữa, bởi đảo đã hồi sinh làng trồng rau truyền thống, cung cấp cơ bản cho nhu cầu ở đây…
Nhiều người dân Tây Nguyên đua nhau trồng giống “tiêu lạ” với gốc ghép có nguồn gốc ngoại lai là cây trầu amazon. Trong khi đó, năng suất, chất lượng và khả năng chống sâu bệnh của gốc ghép này chưa được cơ quan chức năng kiểm định.