Dùng biogas, đun nấu thả ga
Thời hiện đại, các siêu thị, cửa hàng điện máy đắt hàng như tôm tươi, không ít gia đình nơi đây vẫn trung thành với bếp củi, rơm rạ.
Ai cũng biết là tốn công hơn đấy, bụi bặm hơn đấy, nhưng gánh nặng chi tiêu lại giảm bớt một phần.
Gần chục năm trở lại đây, khi chăn nuôi từng bước phát triển, chiếc hầm biogas mới xuất hiện ở Thượng Nông.
Thấy người ta chẳng cần mua gas ngoài đại lý; không cần mua điện của nhà nước; không cần kiếm củi đun mà lúc nào cũng có lửa để nấu cám lợn, đun nước sôi, ai nấy cũng đều ao ước. Thế nhưng, thích là một chuyện, còn thực hiện được giấc mơ ấy không lại là chuyện khác.
Bởi, đầu tư cho một công trình mất cả con nghé (trâu con).
Theo cán bộ khuyến nông xã Thượng Nông, tỷ lệ hộ chăn nuôi sử dụng hầm biogas vẫn còn rất hạn chế. Phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi chủ yếu vẫn là ủ phân hoặc làm thức ăn cho cá.
Nếu tình trạng trên tiếp tục diễn tiến, thì chắc chắn khoảng 5 – 10 năm nữa môi trường sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Từ năm 2013, khi triển khai dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con đầu tư xây dựng công trình khí sinh học.
Xét về bài toán kinh tế, khi sử dụng hầm biogas đem lại đa lợi ích: Vừa tận dụng được nguồn khí đốt, giảm chi phí mua chất đốt; sử dụng bã thải để tưới cho cây trồng thay phân bón, làm thức ăn cho cá...
Và quan trọng hơn đó là môi trường sống luôn được bảo đảm an toàn.
Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hanh ở khu 5, xã Thượng Nông – người mới đầu tư xây dựng hầm biogas dung tích 9 m3 , được hỗ trợ 3 triệu đồng từ dự án.
Với quy mô chăn nuôi 2 con bò, 1 lợn nái sinh sản.
“Chỉ sau 7 ngày lắp đặt hầm composit là có gas đun nấu "tẹt ga" rồi chú ạ.
Mới đầu, khi sử dụng khí sinh học cứ thấy có mùi trứng thối, về sau mới biết đó là do khí H2S lẫn vào.
Chỉ cần mua một thiết bị lọc khí H2S là an tâm, vì mọi mùi khó chịu đã bị tiêu diệt”, ông Hanh nói.
Khi hỏi về kỹ năng vận hành hầm biogas, ông Hanh chia sẻ rằng: "Vợ tôi được cán bộ kỹ thuật tập huấn mấy ngày liền trên xã, ghi chép đầy đủ lắm.
Từ kỹ thăng phá váng, tỷ lệ pha nước và bã phân bao nhiêu là vừa... đều được học hết thảy”.
Nguồn bã thải từ hầm biogas, ông Hanh tưới vào vườn rau và mấy luống ngô trong vườn, được cung cấp đầy đủ dưỡng chất chúng lớn vù vù, xanh mướt mát.
Rời nhà ông Hanh, chúng tôi đến thăm trang trại của ông Nguyễn Mạnh Thắng (khu 2, xã Thượng Nông).
Khu vực chăn nuôi có nhiều loài vật rất thú vị như gà tây, lợn rừng, lợn thịt, ngỗng và ao cá...
Trước đây, nguồn phân thải ra từ trang trại chủ yếu được thải xuống ao để nuôi cá, nhưng thải nhiều quá sợ gây ra ô nhiễm, ông Thắng quyết định đầu tư xây dựng hầm biogas để xử lý phân và nước thải.
Từ đó, trang trại vừa sạch đẹp, vật nuôi cũng được bảo vệ tốt hơn.
Related news
Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.
Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.
Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.
Giờ đây, chuyện nông dân làm du lịch không còn mới, lạ. Ngoài ý nghĩa mưu sinh, những “hướng dẫn viên chân đất” và “nhà tổ chức du lịch chân đất” này đã, đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành “công nghiệp không khói” của đất nước.