Xuất Khẩu Tôm Sang Nhật Bản Gặp Khó
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 5 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu (XK) tôm Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt trên 254 triệu USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, giá trị XK tôm thẻ chân trắng đạt 128 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm trên 50% tổng giá trị XK tôm; còn XK tôm sú chỉ đạt 80 triệu, giảm 29% và chỉ chiếm chiếm gần 32%.
Trong quý I/2014, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng mạnh, đưa tôm Việt Nam đứng đầu thị trường Nhật Bản với thị phần chiếm 24%, trong khi Nhật Bản giảm nhập khẩu (NK) tôm Thái Lan 33%, Indonesia 13% và Ấn Độ giảm trên 23%. Tuy nhiên, từ tháng 2/2014, Nhật Bản áp dụng quy định kiểm tra dư lượng Oxytetracycline (OTC) đối với 100% lô tôm NK từ Việt Nam với mức dư lượng Ethoxyquin từ 0,01 ppm tăng lên 0,2 ppm.
Hiện nay, mặc dù tôm Việt Nam vẫn chiếm thị phần lớn nhất tại thị trường Nhật Bản nhưng quy định kiểm tra OTC với 100% lô tôm xuất sang Nhật Bản khiến cho XK tôm không duy trì được tăng trưởng khả quan như quý I/2014. Trong quý II/2014, xuất khẩu tôm tăng trưởng âm gần 15% trong tháng 4 và tiếp tục giảm trên 9% trong tháng 5.
Theo Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), hiện nay không chỉ Nhật Bản mà các thị trường khác như EU cũng cũng đã cảnh báo OTC trong tôm Việt Nam.
Mặc dù Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y phối hợp khảo sát thành phần thức ăn tôm, tăng cường phổ biến tập huấn, kiểm tra giám sát vi phạm, tăng cường kiểm soát nguyên liệu đầu vào… nhưng cho đến nay việc sử dụng kháng sinh OTC từ khâu nuôi chưa có dấu hiệu kiểm soát được.
Với thực trạng này, dự báo XK tôm sang Nhật Bản trong nửa cuối năm nay sẽ tiếp tục giảm. Và nếu vấn đề dư lượng OTC chưa có giải pháp hữu hiệu, có thể XK tôm sang EU cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Related news
Nông dân các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL đang tất bật bước vào vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2014 với những nỗi lo vốn đã tồn tại nhiều năm nay: thiếu con giống chất lượng, diễn biến thời tiết bất thường, nguy cơ dịch bệnh và giá cả vật tư đầu vào tăng cao.
Ngày 12/2, Điện lực Cái Nước (Cà Mau) tiến hành nâng công suất trạm biến áp tuyến kênh Ba Vinh, ấp Rau Dừa, xã Hưng Mỹ để phục vụ nuôi tôm công nghiệp cho bà con nông dân.
Cứ tưởng trên núi cao, rừng thẳm, người dân chỉ có cách chống đói, thoát nghèo dựa vào đất đai, lâm sản… nhưng thật bất ngờ, ông Hà Văn Vận, người dân tộc Mường ở thôn Sui Quan, xã Khánh Thượng (Ba Vì - Hà Nội) đã “phát tài” nhờ nuôi cá tầm.
Sau Tết Nguyên đán năm 2014, gió biển hoạt động khá mạnh. Độ mặn của nước biển tăng cao. Hộ dân ở các xã ven biển Đông đã khởi động chuyến ra khơi, vụ nuôi trồng thủy sản mới. Riêng các hộ dân nuôi sò băn khoăn: đầu tư mua sò giống của các tỉnh về nuôi hay tiếp tục để “treo” sân.
Chuẩn bị cúng rằm tháng Giêng, nhiều bà nội trợ đi tìm mua hoặc đặt trước nhiều ngày với người kinh doanh loại gà làm lễ. Đón bắt tâm lý này, một số hộ chăn nuôi cung ứng ra thị trường lứa gà toàn trống, mã đẹp.