Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm mạnh, 10 tháng mới đạt 5,37 tỷ USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 đạt khoảng 605 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu 10 tháng đạt 5,37 tỷ USD, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 19,43% tổng giá trị xuất khẩu.
Trong 9 tháng trước đó, xuất khẩu thủy sản sang thị trường này đạt 927,32 triệu USD, giảm 27,28% so với cùng kỳ năm 2014.
Xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc cũng giảm đáng kể với mức giảm lần lượt là 11,74% và 12,11%.
Xuất khẩu tăng trưởng đáng chú ý ở các thị trường như Thái Lan (tăng 21,19%) và Anh (tăng 14,34%).
Trong 10 tháng, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 914 triệu USD mặt hàng thủy sản, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2014.
Thị trường nhập khẩu lớn nhất là Ấn Độ (chiếm 37,5% thị phần) tiếp đến là Đài Loan, Nauy, Nhật Bản và Hàn Quốc với thị phần lần lượt là 8,6%, 7,8%, 6,8% và 6,3%.
Thị trường có giá trị tăng mạnh so với cùng kỳ là Hàn Quốc (66,2%) tiếp đến là thị trường Trung Quốc (tăng 56,2%).
Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất so với cùng kỳ là thị trường Indonesia (giảm 41%).
Tại thị trường trong nước, giá cá tra nguyên liệu tại hầu hết các tỉnh ĐBSCL trong tháng 10 vẫn không có nhiều biến động, giá giữ ở mức thấp và nhu cầu yếu.
Tại Cần Thơ, nhu cầu cá tra nguyên liệu trong size 650 - 850 gr/con nhích lên một chút so với tháng trước, ở mức 19500 - 20000 đ/kg (trả chậm) so với 19200 - 19500 đ/kg của tháng trước.
Tại Đồng Tháp, cá tra nguyên liệu trong size 700 gr/con ở mức 19400 - 19600 đ/kg (trả chậm) nhưng nhu cầu yếu.
Tại An Giang, giá cá tra nguyên liệu size 700 gr/con ở mức 20000 - 20500 đ/kg (trả chậm).
Giá tôm nguyên liệu tại ĐBSCL trong tháng 10 biến động giảm đối với tôm sú và tăng với tôm thẻ chân trắng.
Trong khi đó, giá tôm sú nguyên liệu các cỡ 20, 30 và 40 con/kg giảm 5000 đ/kg so với tháng trước, hiện ở mức 235000 đ/kg, 165000 đ/kg, 120000 đ/kg.
Related news

Tỉnh Thanh Hóa đã rà soát, quy hoạch phát triển vùng rau an toàn (RAT), ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích người trồng RAT, như: Hỗ trợ đất đai, chuyển giao khoa học công nghệ, liên kết đấu mối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm cho người dân,...

Tại xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai), dù trong mùa mưa nhưng nông dân đã áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật để trồng, chăm sóc nên năng suất rau giảm không đáng kể.

Triển khai các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đạt hiệu quả trên mỗi vụ sản xuất rau, nông dân Lâm Đồng đã giảm từ 8 - 15 lần phun thuốc bảo vệ thực vật, đồng thời tăng thêm giá trị lợi nhuận từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng/ha.

Rau trái vụ trên vùng cát xã Điền Lộc (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) thực sự đã trở thành một đặc sản mang lại giá trị kinh tế khá cao cho người dân nơi vùng đất này.

Để kịp phục vụ Tết Nguyên đán, cuối tháng 6 đầu tháng 7 (âm lịch), các hộ trồng kiệu đã bắt đầu xuống giống. Năm nay, thời tiết khá thuận lợi, người trồng kiệu hy vọng vào một vụ mùa bội thu.