Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ

Cứu Gia Súc Trong Lũ Dữ
Publish date: Thursday. November 28th, 2013

Thống kê sơ bộ, trong trận lũ lụt kinh hoàng từ đêm 15.11.2013 ở Quảng Ngãi, trận lũ mà đỉnh lũ trên sông Trà Khúc và sông Vệ đều vượt đỉnh lũ lịch sử năm 1999 tới 40cm, toàn tỉnh đã có hơn 280.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi. Gia súc thì chủ yếu là bò và heo. Gia cầm thì chủ yếu là gà và vịt.

Ở những nơi nước lũ lên nhanh từng phút, mức nước cao tới 2 mét trở lên bất ngờ tràn ập vào nhà, thì việc cứu gia súc và gia cầm là rất khó, khi mọi ưu tiên lúc ấy giành cho việc cứu người, bảo đảm an toàn tính mạng cho người. Nhưng trong thực tế, có nhiều nơi khi mức nước lũ vào nhà chỉ cao khoảng 1 mét, nhưng do gia chủ…ngủ quên, hay không chủ động theo dõi thông tin để kịp thời ứng phó, nên gia súc và gia cầm vẫn bị nước cuốn trôi.

Với những gia đình nông dân, thì gia súc và gia cầm có thể là tài sản lớn nhất, có giá trị nhất trong nhà. Nó còn đắt giá hơn cả xe máy và ti-vi nữa. Mỗi con bò giống bây giờ đều có giá hơn mười triệu đồng. Heo nái hay heo thịt lớn cũng ngót triệu đồng. Gà vịt thì tùy số lượng bị chết, thiệt hại cũng khá lớn. Nhiều gia đình nông dân đã trắng tay sau khi mất hết gia súc và gia cầm sau trận lũ này. Ai cũng nói là bị bất ngờ, không trở tay kịp. Đúng là lũ ập tới rất bất ngờ, có khi không thể tính bằng giờ, mà bằng phút. Trong khoảng một tiếng đồng hồ, nước có thể dâng lên tới 2 mét. Đó là điều xưa nay chưa từng có.

Nhưng, có những gia đình nông dân, trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vẫn nhanh chóng tìm mọi cách để tự cứu tài sản của mình. Tài sản ở đây chính là gia súc và gia cầm. Chủ yếu là gia súc.

Cháu bên ngoại tôi, quê thôn Mỹ Hưng, xã Hành Thịnh (Nghĩa Hành), là địa phương chịu lũ lụt rất nặng, do ở sát bờ sông. Nước lũ ập vào nhà, dâng cao tới 2 mét. Cả nhà phải leo lên rầm nhà ngồi tránh lũ. Vậy mà trong khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi trước khi nước lũ dâng tới mức cao nhất, cháu tôi đã kịp cột con bò giống lên gò cao sau nhà, và bồng bế được 10 con heo con cùng lên rầm nhà tránh lũ với mình. Nhà có 2 con heo nái bị lũ cuốn trôi, thì một con được bác hàng xóm tốt bụng vớt được và vẫn còn sống. Khi nước bắt đầu rút, đàn heo nhỏ 10 con vẫn an toàn, một con heo nái được cứu sống, chú bò giống cũng thoát hiểm. Như thế, cháu tôi chỉ bị mất đàn gà, 1 con heo nái, 1 con heo thịt. Đó là thiệt hại thấp nhất, trong hoàn cảnh bị nước lũ tàn phá nặng nề nhất.

Đã có những gia đình nông dân cứu được tài sản gia súc gia cầm của mình như cháu tôi khi nước lũ dâng cao. Những gia đình ấy, theo tôi, cần được chính quyền kịp thời biểu dương. Dù họ chỉ cứu được tài sản là gia súc của mình, nhưng đó chính là tài sản có thể giúp họ không bị tái nghèo, hay thậm chí không bị trắng tay, sau lũ.

Trong việc họ cứu được gia súc của mình, chính Nhà nước cũng đỡ bớt gánh nặng, vì không phải trợ cấp khó khăn cho họ.

Những kỹ năng đã thành kinh nghiệm của người dân vùng lũ lụt trải qua bao đời, những kỹ năng ấy cần được phát huy, nhân rộng bằng những đợt tập huấn cho dân do chính quyền tổ chức. Và những sáng kiến, những kỹ năng hữu dụng giúp bảo vệ được an toàn tính mạng và tài sản của người dân cũng cần được chính quyền khen thưởng biểu dương kịp thời. Để làm tấm gương cho dân vùng lũ học tập và thực hành.


Related news

Vụ Nuôi Tôm Năm 2015 Bình Định Thả Con Giống Từ Đầu Tháng Hai Vụ Nuôi Tôm Năm 2015 Bình Định Thả Con Giống Từ Đầu Tháng Hai

Ông Võ Đình Tâm, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT, cho biết: Từ ngày 1.2, các vùng nuôi tôm trên cát ở các xã Cát Hải (thôn Tân Thắng), Cát Khánh (thôn An Quang Đông) thuộc huyện Phù Cát (Bình Định); các xã Mỹ An, Mỹ Thắng, Mỹ Đức (khu vực Xóm Mới), Mỹ Thành (phía đông đường Hưng Lạc - Vĩnh Lợi) thuộc huyện Phù Mỹ bắt đầu thả tôm nuôi vụ 1.2015.

Tuesday. January 13th, 2015
Nuôi Cá Bống Bớp Xen Tôm Sú Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Cá Bống Bớp Xen Tôm Sú Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Tuy nhiên, do phát triển tự phát, tôm sú lại là loài mẫn cảm với thời tiết nên hiệu quả sản xuất giảm dần. Từ năm 2006 trở lại đây, một số đối tượng nuôi mới được đưa vào khảo nghiệm, trong đó cá bống bớp đã dần khẳng định giá trị, tính phù hợp và được coi là đối tượng chủ lực trong nuôi trồng thủy sản của huyện. Đặc biệt mô hình nuôi cá bống bớp thả xen tôm sú cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn.

Tuesday. January 13th, 2015
Điều Kiện Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cơ Sở Nuôi Trồng Thủy Sản Điều Kiện Bảo Đảm An Toàn Thực Phẩm Đối Với Cơ Sở Nuôi Trồng Thủy Sản

Kể từ ngày 10/02/2015, các cơ sở nuôi trồng thủy sản nhỏ lẻ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT cần phải thực hiện các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Thông tư số 51/2014/TT-BNNPTN.

Tuesday. January 13th, 2015
Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Về Phương Pháp Tính Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu Bộ Tài Chính Hướng Dẫn Về Phương Pháp Tính Giá Thành Cá Tra Nguyên Liệu

Theo Thông tư, việc thực hiện điều tra, khảo sát và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để xác định chi phí sản xuất, tính giá thành cá tra nguyên liệu thực tế phải dựa trên những nguyên tắc: Trình độ và điều kiện sản xuất; Tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất thực tế của các cơ sở nuôi cá tra;

Tuesday. January 13th, 2015
Diện Tích Tôm Nuôi Nhiễm Bệnh Năm 2014 Tăng 6% Diện Tích Tôm Nuôi Nhiễm Bệnh Năm 2014 Tăng 6%

Theo thống kê của Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản 2014 (theo gia hiện hành) của tỉnh là 42.261 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2013. Trong đó riêng trong lĩnh vực thủy sản chiếm 35,37% giá trị toàn ngành với tổng diện tích thả nuôi là 68.400 ha, đạt 100,6% kế hoạch trong đó tôm nước lợ là 53.096 ha.

Tuesday. January 13th, 2015