Kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm
Theo đánh giá, diện tích tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu do tôm bị bệnh và môi trường ao nuôi ô nhiễm.
Cả 2 nguyên nhân này đều liên quan đến ngưỡng chịu đựng của ao tôm.
Theo các nghiên cứu, càng về cuối vụ nuôi, chất thải (bao gồm phân tôm, thức ăn thừa, xác tảo chết) càng tích tụ nhiều ở đáy ao, tạo thành lớp bùn đen và sự phân hủy các chất hữu cơ sẽ tạo thành khí độc như H2S làm tôm chết.
Chất thải cũng là nguồn dinh dưỡng cho Tảo phát triển mạnh, khi Tảo tàn và phân hủy sẽ khiến cho nhu cầu Oxy trong ao nuôi tăng vọt.
Trong khi đó, tôm càng lớn thì tổng khối lượng tôm trong ao càng cao, ao nuôi trở nên chật hẹp.
Môi trường biến động xấu làm cho tôm suy yếu, dễ bị nhiễm bệnh, trong nhiều trường hợp người nuôi phải thu hoạch tôm khẩn cấp.
Việc làm này sẽ gây thiệt hại lớn cho người nuôi vì đã tốn nhiều tiền mua thuốc chữa trị trước đó, cộng với việc cỡ tôm nhỏ nên giá bán thấp.
Hiện ở Sóc Trăng, ngoài 25.900 ha nuôi tôm nước lợ đã thu hoạch, các diện tích còn lại cũng sắp cho thu hoạch.
Cũng có người nuôi cho rằng, tôm bước qua giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi là có thể yên tâm vì số bị thiệt hại rất ít, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn đều có những nguy cơ riêng, bà con cần chú ý để bảo đảm lợi nhuận cho mình.
Thông thường bà con chỉ theo kinh nghiệm nhìn màu nước, màu Tảo của ao tôm, hoặc dựa theo các chỉ số môi trường đo được tại thời điểm đó, như độ pH, độ kiềm, ông Lê Văn Mung ở xã Thạnh Thới Thuận, huyện Trần Đề chia sẻ kinh ngiệm:
“Trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi độ pH, độ Kiềm trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, theo dõi thức ăn thừa trong ao, thường xuyên theo dõi sự đổi màu của nước trong ao nuôi, để kịp thời có cách xử lý”.
Để có môi trường tốt cho tôm phát triển, phụ thuộc nhiều vào hệ thống hạ tầng ao nuôi và lượng giống thả vào ao.
Theo đó, ao nuôi tôm công nghiệp cần có độ sâu từ 2 – 2,5m, đảm bảo giữ được nước cao nhất từ 1,6 – 1,8m.
Mật độ thả hợp lý đối với tôm sú nuôi thâm canh 15 – 20 con/m2, bán thâm canh 8 – 14 con/m2; tôm thẻ chân trắng 30 – 80 con/m2.
Ngoài ra trong quá trình nuôi cần đảm bảo máy quạt đầy đủ, người nuôi nắm vững kỹ thuật và có kinh nghiệm trong ổn định các chỉ số môi trường ao nuôi khi có biến động do thời tiết.
Thạc sĩ Trịnh Mỹ Yến – Chi Cục Thú y tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo: “Bà con lưu ý sau những cơn mưa kéo dài nên kiểm tra lại độ pH trong ao.
Nếu độ pH giảm thấp thì dùng vôi nông nghiệp hòa tan trong nước với liều lượng từ 10 đến 20kg cho 1.000 mét khối nước; duy trì mực nước trong ao từ 1,3m đến 1,8m để tránh sự biến động của yếu tố môi trường.
Đối với hiện tượng Tảo tàn, bà con có thể bón phân vi sinh, để khử khí độc trong ao thì bà con nên sử dụng men vi sinh định kỳ”.
Chất lượng con giống thả nuôi cũng góp phần quyết định cho việc kiểm soát ngưỡng chịu đựng của ao tôm.
Ngoài ra, trước khi tôm đạt ngưỡng, người nuôi cần chủ động thu tỉa để tạo môi trường thông thoáng giúp tôm phát triển tiếp hoặc tăng cường quạt khí, kiểm soát mật độ tảo thích hợp cho ao nuôi.
Related news
Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.
Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.
Với nhiều cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả, khuyến khích người dân phát triển sản xuất, tăng năng suất, thu nhập, nâng cao đời sống... ngành Nông nghiệp Quản Bạ đang phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện và hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa bền vững.
Kết thúc năm 2014, Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhiều phương diện, nhất là trong triển khai thực hiện các đề tài, dự án, mô hình khảo nghiệm và chuyển giao khoa học kỹ thuật tới người dân. Thành công đó đến từ nỗ lực lớn của 26 cán bộ, nhân viên Trung tâm với trách nhiệm cao, tạo thêm nhiều giống mới trên vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.
Những cánh đồng mẫu ngô, lúa và các mô hình chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn... đã mang lại thu nhập cho người dân ở xã Phố Cáo (Đồng Văn). Dù năm qua thời tiết không được thuận lợi, nhưng với sự tập trung lãnh chỉ đạo, điều hành của chính quyền xã các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 được triển khai đồng bộ và đạt những kết quả nhất định.