Nghề nuôi trâu ở Phước Thắng (Bình Định)

Cách đây chừng 7 năm, đàn trâu ở đây chỉ vài chục con, chủ yếu phục vụ cày kéo; đến nay tổng đàn đã tăng lên 300 con, tập trung nhiều nhất ở 2 thôn An Lợi và Lạc Điền nằm ven đê khu Đông, có bãi bồi, đất rộng, phù hợp với nghề nuôi trâu.
Chị Phạm Thị Thủy, ở thôn An Lợi, có đàn trâu nhiều nhất xã - 14 con, cho biết: “Trước đây nhà tôi nuôi trâu phục vụ cày, bừa thuê là chính. Sau đó thấy có thương lái đến hỏi mua trâu nên mới nghĩ đến việc tăng đàn, nuôi trâu thương phẩm. Thức ăn cho trâu có sẵn rơm rạ, cỏ tự nhiên không phải mua. Tính ra mỗi năm gia đình tôi thu lãi không dưới 100 triệu đồng từ tiền bán trâu”.
Anh Hồ Văn Quang, có đàn trâu 11 con, cho biết thêm: Trâu con nuôi giáp năm bán được hơn 14 triệu đồng/con. Nhìn chung, ai nuôi trâu cũng đều có lãi khá. Trước đây cứ đến mùa mưa lũ bà con chuyển đàn trâu lên núi Bà thả tự nhiên, hết lũ mới lùa về, trâu thiếu ăn ốm tong, ốm teo, hiệu quả không cao. Nay đường sá thông thương, nếu có lũ lụt thì chuyển đàn trâu lên trú ở rừng dương của thôn Phú Hậu, xã Cát Chánh, có điều kiện chăm sóc, không còn thả trâu lên núi như trước.
Để nuôi trâu có hiệu quả, các gia đình nuôi trâu liên kết vòng đổi công với nhau, thu gom rơm rạ, phơi khô dự trữ đủ thức ăn cho trâu đến giáp vụ năm sau; đồng thời thực hiện đầy đủ việc tiêm phòng cho trâu, thường xuyên tiêu độc sát trùng chuồng trại, nên đàn trâu tránh được dịch bệnh, phát triển nhanh.
Related news

Cá chim vây vàng là đối tượng nuôi mới, đang được phát triển ở các tỉnh Nam Trung bộ, cho hiệu quả kinh tế cao. Tại Khánh Hòa, bà con nuôi thử cả trong ao đất lẫn lồng bè.

Cùng lúc thực hiện kiểm nghiệm tại Quảng Ngãi, Cục Bảo vệ Thực vật còn thử nghiệm tại Hà Nội và TP HCM. Tại Quảng Ngãi, diện tích được thử nghiệm trên 1.000 mét vuông, được thực hiện trên 3 loại thuốc kích thích, trong đó có một loại thuốc có trong danh mục được phép sử dụng của Bộ NN-PTNT, 2 loại thuốc ngoài danh mục có xuất xứ từ Trung Quốc là GA3 và 920; thuốc có trong danh mục sử dụng là thuốc An Khang do Cty TNHH Trường Thịnh, tỉnh Lạng Sơn sản xuất.

Cho đến gần đây, tôm chân trắng phục vụ cho các nhà hàng sushi băng chuyền bình dân và trong các món ăn Trung Quốc chủ yếu được NK từ Thái Lan. Tuy nhiên, mùa thu năm nay, một số chuỗi siêu thị Nhật Bản đã bắt đầu kinh doanh các sản phẩm của Ấn Độ do lợi thế về kích cỡ và giá

Cam sành là một trong những cây ăn trái chủ lực, thế mạnh của huyện Cầu Kè (Trà Vinh). Do lợi nhuận khá cao từ cây cam sành, các hộ nông dân đã ồ ạt trồng cây cam sành. Việc phát triển cây cam sành một cách tự phát, sử dụng những giống cây trôi nổi, không theo quy hoạch đã làm cho dịch bệnh tràn lan, có nguy cơ sẽ xóa sổ cây cam sành trong vài năm tới. Do đó các ngành nông nghiệp tỉnh cùng các nhà khoa học và nông dân đang tìm giải pháp để khôi phục và phát triển cây cam sành.

Tính đến ngày 15/4 đã có hơn 40 ngàn hecta nhiễm, trong đó có 17 ngàn hecta nhiễm nặng, khoảng 43 ngàn ha cần được phun thuốc phòng trừ. Các địa phương bị nặng nhất là Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sâu cuốn lá nhỏ chủ yếu xuất hiện trên những ruộng cấy sớm, phát triển xanh tốt.