Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP

Đồng Tháp Phát Triển Mô Hình Sản Xuất Giống Cá Tra Chất Lượng Cao Theo VietGAP
Publish date: Saturday. October 18th, 2014

Tỉnh Đồng Tháp hiện có 90 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cá tra (trong đó có 01 trung tâm giống cấp tỉnh và 05 trại giống cấp huyện), ngoài ra còn có khoảng 2.000 hộ ương giống. Hằng năm cung cấp hơn 2 tỷ con cá tra giống, khiến Đồng Tháp trở thành một trong những địa điểm cung cấp giống cá tra hàng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, tỉnh đang phối hợp với Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ thực hiện đề tài Xây dựng mô hình sản xuất giống cá tra chất lượng cao theo hướng VietGAP, hiệu quả bền vững trên vùng nuôi cá tra giống tại huyện Hồng Ngự với kinh phí 1,8 tỷ đồng.

Để thực hiện đề tài, huyện Hồng Ngự đã chọn các hộ sản xuất cá tra bột, cá tra giống và các hộ ương nuôi tại xã Phú Thuận A, Phú Thuận B, vùng nuôi cá tra tập trung của huyện thực hiện theo quy trình công nghệ sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thời gian thực hiện đề tài trong hai năm 2014 - 2015, với mục tiêu xây dựng 03 mô hình quản lý áp dụng thực hành tốt hơn cho trại sản xuất cá tra bột và ương cá giống, khai thác chất lượng đàn cá hậu bị do Bộ Nông nghiệp và PTNT chuyển giao cho địa phương trước đó, hướng tới tỷ lệ thành thục đạt trên 90%, tỷ lệ thụ tinh trên 80% và nở trên 75% và tỷ lệ sống sau 3 tháng ương nuôi đạt 25 - 30%. Trong suốt quá trình ương nuôi, không sử dụng hóa chất và kháng sinh cấm.

Cá tra giống huyện Hồng Ngự đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.

Đây là nền tảng quan trọng để huyện Hồng Ngự nói riêng và toàn tỉnh Đồng Tháp nói chung tiếp tục phát huy - từng bước đồng bộ và nâng cao chất lượng sản phẩm cá tra giống. Bên cạnh đó, để chuẩn hóa qui trình sản xuất ngay từ đầu vào, ngành nông nghiệp địa phương đã tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn cải tiến chất lượng cá bố mẹ.

Với sự hỗ trợ của các nhà khoa học, người nuôi cá tra giống huyện Hồng Ngự đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và cho cá nhân giống theo ý muốn, làm chủ được công nghệ, từ 2 - 3 ngày có thể sản xuất được 100 - 200 nghìn cá tra bột. Đến nay, gần 50% các cơ sở sản xuất cá bột đã có được con giống tốt. Đây chính là một bước tiến dài của nghề nuôi cá tra giống ở huyện Hồng Ngự.

Vừa qua, tỉnh Đồng Tháp cũng đã quy hoạch diện tích mặt nước nuôi cá tra đến năm 2015 là 1.500 ha với sản lượng 370.000 tấn; đến năm 2020 là 2.000 ha và sản lượng 500.000 tấn. Vùng nuôi cá tra thương phẩm trên địa bàn Đồng Tháp tập trung ở khu vực ven sông Tiền và cù lao tại các huyện Thanh Bình, Châu Thành, Hồng Ngự, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, TX Hồng Ngự, TP Sa Đéc, TP Cao Lãnh.

Đặc biệt là, các vùng nuôi cá tra nằm trong nội đồng gồm các huyện Tam Nông, Tân Hồng chỉ duy trì những ao nuôi đáp ứng điều kiện theo VietGAP, không phát triển thêm các ao nuôi mới.


Related news

Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận) Hiệu Quả Nuôi Cừu Vỗ Béo Ở Xã Phước Thái (Ninh Thuận)

Tham gia mô hình, có 140 con cừu được triển khai cho 10 hộ nuôi. Theo đó, mỗi hộ được vay 30 triệu đồng để đầu tư mua con giống và làm chuồng trại. Trong quá trình nuôi, Hội Nông dân tỉnh phối hợp cơ quan chức năng tổ chức tập huấn cho nông dân về các kỹ thuật chọn giống, xây dựng chuồng trại, phòng chống dịch bệnh và cử cán bộ thường xuyên xuống từng hộ theo dõi trong quá trình nuôi.

Wednesday. February 25th, 2015
Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu Hương Sơn Được Mùa Nhung Hươu

Hiện nay, tổng đàn hươu của Hương Sơn trên 31.000 con, trong đó khoảng 15.000 con hươu đực đang vào thời kỳ cho lộc nhung tốt, tập trung chủ yếu ở các xã Sơn Châu, Sơn Lâm, Sơn Quang, Sơn Bằng, Sơn Trung, Sơn Ninh, Sơn Giang, Sơn Tây, Sơn Lệ, Sơn Hồng…

Wednesday. February 25th, 2015
Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê Xuân Ất Mùi, Trò Chuyện Chủ Gia Trại Nuôi Dê

Là nơi hình thành Liên minh sản xuất giống dê lai Bachboer đầu tiên trong tỉnh, những năm qua Phước Hậu phát triển thêm các mô hình chăn nuôi trang trại gia đình, được định danh là gia trại. Theo mô hình này, những người nông dân địa phương đã tận dụng lá nho, lá táo tại vườn nhà để làm thức ăn nuôi dê rất hiệu quả.

Wednesday. February 25th, 2015
“Vua Dê” Đất Trấn Biên “Vua Dê” Đất Trấn Biên

Cách đây khoảng 15 năm, ông Trần Giáp Thìn ở ấp Miễu, xã Phước Tân, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi dê. Từ 5 con dê giống, chẳng mấy chốc gia đình ông Thìn đã có đàn dê 200 con. Thấy ông Thìn khá lên nhờ dê, nhiều nông dân nghèo trong tỉnh tìm đến ông học tập và mua giống về nhân đàn. Ngày nay, khi đồng cỏ tại ấp Miễu bị thu hẹp, không còn nơi chăn thả, ông Thìn chuyển sang buôn dê, thu nhập bạc tỷ.

Wednesday. February 25th, 2015
Thành Công Từ Thành Công Từ "Tiền Mua Kinh Nghiệm"

Tuy chỉ mới hình thành, nhưng Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng và Kinh doanh nấm Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi) đã thí nghiệm thành công công nghệ bột sinh khối và đông trùng hạ thảo. Đây là hai công nghệ mới mà từ trước đến nay rất ít người làm được. Thành công này có từ “tiền mua kinh nghiệm” của Chủ nhiệm HTX Nguyễn Duy Hưng.

Wednesday. February 25th, 2015