Cây Sapô Giúp Hàng Ngàn Hộ Dân Thoát Nghèo

Tiền Giang đang phát triển gần 3.000 ha trồng cây sapô, mỗi ha cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.
Hiện nay, sapô là một trong số cây ăn quả có giá trị cao ở tỉnh Tiền Giang. Giá của sapô dao động từ 10.000 - 30.000 đồng/kg, mỗi ha trồng sapô cho thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Diện tích cây sapô của tỉnh Tiền Giang phát triển gần 3.000 ha, tập trung ở các xã ven sông Tiền thuộc huyện Châu Thành và Cai Lậy.
Gần đây, nhà vườn tỉnh Tiền Giang chú trọng phát triển vườn cây sapô năng suất, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu như sapô Mặc Bắc, Mexico... Mỗi năm cây sapô ở địa phương cung cấp cho thị trường trên 52.000 tấn trái, giúp cho hàng ngàn hộ dân thoát nghèo vươn lên khá giả.
Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây sapô lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay sapô đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây sapô. Tới đây, diện tích trồng sapô của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định.
Nguồn bài viết: http://baoapbac.vn/kinh-te/201411/cay-sapo-giup-hang-ngan-ho-dan-thoat-ngheo-561330/
Related news

Anh Nguyễn Tuấn, chủ chiếc thuyền công suất 130CV ở phường Bình Hưng (Phan Thiết) cùng với 20 bạn thuyền xuất bến lúc 15 giờ. Dự kiến chuyến đi từ 5 - 7 ngày mới về. Thế nhưng đêm hôm ấy, sau khi phát hiện đàn nục lớn chưa từng có, chỉ một mẻ lưới thôi anh Tuấn đã có không dưới 10 tấn cá.

Tại các chợ lẻ ở TP.HCM, ngoài táo, lê, nho từ Mỹ, Úc, New Zealand, trái cây Trung Quốc thì các loại trái như bòn bon, me, sầu riêng, nhãn… từ Thái Lan cũng chiếm một vị trí quan trọng trên các kệ hàng của tiểu thương. Trái cây Thái đang được nhập về số lượng ngày càng lớn.

Hộ chị Nguyễn Thanh Thúy ngụ ấp Tân Trong, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò được biết đến với mô hình nuôi rắn hổ hèo hiệu quả. Hiện đàn rắn của gia đình chị có trên 80 con, trong đó có khoảng 60 con có trọng lượng hơn 1,5kg. Ngoài ra, chị còn đang dưỡng một số rắn nhỏ và ấp trứng rắn để bán.

Khác với tâm trạng vui mừng các vụ sắn trước, năm nay ai cũng lắc đầu trước vụ sắn “đắng”. Ngoài nắng hạn kéo dài làm sắn giảm năng suất, thì bệnh chổi rồng, rệp sáp bột hồng tiếp tục “đeo bám”. Hơn nữa giá sắn giảm mạnh làm cho người trồng khốn đốn.

Những năm gần đây, phong trào chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả, vườn tạp sang những loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được người dân huyện Long Mỹ tích cực hưởng ứng. Điều này không chỉ góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong sản xuất mà còn giúp người dân nâng cao thu nhập, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất trên cùng diện tích canh tác.