Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xuất Khẩu Cá Tra Bế Tắc

Xuất Khẩu Cá Tra Bế Tắc
Publish date: Sunday. March 17th, 2013

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN đã có thông báo phản đối việc Bộ Thương mại Mỹ quyết định áp mức thuế chống phá giá rất cao và phi lý đối với các sản phẩm cá tra, ba sa phi lê nhập khẩu từ VN.

Vô lý

Quyết định của DOC không những gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến nông dân nuôi cá VN, mà chính người tiêu dùng Mỹ cũng chịu thiệt hại nặng do họ phải bỏ ra thêm nhiều tiền để mua cá tra

Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch VASEP

Công ty bị áp thuế cao nhất là Anvifish với mức 1,34 USD/kg (tương đương 30.000 đồng), cao hơn 70 lần so với mức thuế cũ, trong khi các doanh nghiệp (DN) khác phải chịu áp mức thuế từ 0,77 cent/kg trở lên so với 0% trong đợt xem xét hành chính lần trước. Theo quy định, các luật sư của bị đơn sẽ có 5 ngày để cùng Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xem xét lại mức thuế trên. DOC sẽ điều chỉnh lại mức thuế nếu có sai sót trong quá trình tính toán.

Diễn biến này đầy bất ngờ và hoàn toàn bất lợi cho các nhà xuất khẩu (XK) VN, khiến cánh cửa XK cá tra, ba sa vào thị trường Mỹ của các công ty VN sẽ gần như khép lại hoàn toàn. Nếu mức thuế trên chính thức có hiệu lực, các DN XK cá sẽ phải nộp ký quỹ theo mức thuế mới, chưa kể phải đóng bù mức thuế chênh lệch cho những lô hàng đã XK trong giai đoạn từ 1.8.2010 đến 31.7.2011. Ông Dương Ngọc Minh, Phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), nhận định: “Quyết định của DOC không những gây khó khăn cho DN và ảnh hưởng đến nông dân nuôi cá VN, mà chính người tiêu dùng Mỹ cũng chịu thiệt hại nặng do họ phải bỏ ra thêm nhiều tiền để mua cá tra. Ngoài ra, việc DOC lấy giá thành nuôi cá tra ở Indonesia để áp cho VN là vô lý, vì nước này không có ngành công nghiệp nuôi trồng, chế biến lớn như VN”. Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, với mức thuế này thì DN VN sẽ chẳng còn cách nào để XK vào Mỹ.

DOC tự mâu thuẫn

Ngay sau khi mức thuế mới của DOC được thông báo, VASEP đã ra thông cáo báo chí, trong đó bày tỏ rất bất bình trước việc DOC đột ngột thay đổi quốc gia thay thế của VN, đồng thời phản đối mức thuế trong quyết định cuối cùng cho đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) lần 8 của DOC. VASEP và các DN cá tra VN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bảo vệ ngành cá tra thông qua các hoạt động pháp lý cần thiết để yêu cầu DOC sửa lại quyết định cuối cùng, theo luật pháp Mỹ cũng như các thỏa thuận của WTO.

Theo VASEP, trong quyết định cuối cùng, DOC đã căn cứ vào một nghiên cứu về giá của chính phủ Indonesia để tính toán giá cá tra sống nguyên con - nguyên liệu để chế biến cá tra phi lê. Nghiên cứu này không căn cứ vào giá thực tế mà chỉ dựa vào giá trung bình của cả nước, được tính toán từ số liệu của một vài địa phương, dẫn đến chênh lệch lớn về giá. Trong các đợt xem xét hành chính trước đó, chính DOC đã liên tục phản đối chọn Indonesia làm nước thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào đối với cá tra VN vì quốc gia này không có đầy đủ dữ liệu về giá và thiếu các thông số cơ bản về tài chính. Hơn nữa, Indonesia thực tế chỉ là nước nhập khẩu ròng phi lê cá tra đông lạnh chủ yếu từ VN mà không xuất khẩu cá tra ra thị trường thế giới. Đáng lưu ý, DOC đã tự mâu thuẫn khi tuyên bố Indonesia không có bối cảnh kinh tế tương đương với VN trong hầu hết thời gian xem xét hành chính, nhưng sau đó lại không chấp nhận VN dùng thông tin trên để phản đối...

Trong 8 năm liên tiếp, DOC luôn chọn Bangladesh là quốc gia thay thế để tính toán giá trị sản xuất đầu vào của cá tra VN. Thậm chí, DOC vẫn tiếp tục áp dụng chính sách này trong đợt xem xét các nhà XK mới được công bố cách đây vài tuần. Bangladesh là nước sản xuất cá tra “hypophthalmus” thương phẩm và nuôi trong ao như VN, chi phí sản xuất và doanh thu của người nuôi cá tra ở VN và Bangladesh tương đương nhau. Trong khi đó, Indonesia nuôi 5 loài cá tra khác nhau, chỉ có 70% sản lượng cá tra năm 2011 được nuôi trong ao và không có số liệu cụ thể về sản lượng cá tra “hypophthalmus”. Chính vì vậy, không có lý do nào để Indonesia trở thành nước thay thế hoặc dữ liệu của nước này được coi là đáng tin cậy hơn trong đợt xem xét hành chính lần này.

Trong nhiều năm nay Mỹ luôn là thị trường quan trọng tiêu thụ thủy sản nói chung và mặt hàng cá tra, cá ba sa nói riêng của VN. Năm 2012, thị trường Mỹ chiếm 20,6% thị phần XK cá tra VN với kim ngạch 358,8 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2013, Mỹ cũng chiếm 17,14% thị phần XK cá tra VN với kim ngạch 33,7 triệu USD.


Related news

Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa Xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm một nửa

Xuất khẩu tôm sang Mỹ tiếp tục giảm so với cùng kỳ năm ngoái do áp lực cạnh tranh về giá và nguồn cung từ các nước như Ấn Độ, Indonesia.

Saturday. September 26th, 2015
Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn Nâng mức giá sàn xuất khẩu gạo 25% tấm thêm 10 USD mỗi tấn

Ngày 24/9, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết VFA vừa công bố mức giá sàn xuất khẩu gạo điều chỉnh mới.

Saturday. September 26th, 2015
Xuất khẩu điều tăng tốc Xuất khẩu điều tăng tốc

Theo dự báo của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), năm 2015 xuất khẩu (XK) điều có thể đạt hơn 300.000 tấn với trị giá 2,25 tỷ USD vượt xa con số 2 tỷ USD của năm 2014.

Saturday. September 26th, 2015
CPI tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước CPI tháng 9 giảm 0,21% so với tháng trước

Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2015. Theo đó, CPI tháng 9/2015 giảm 0,21% so với tháng trước, bằng 100% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,4% so với tháng 12 năm trước.

Saturday. September 26th, 2015
Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua tăng 9,6% Kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 9 tháng qua tăng 9,6%

Thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong tháng 9 kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 14,2 tỷ USD, giảm 1,9% so với tháng trước. Xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI không kể dầu thô ước đạt 9,8 tỷ USD, giảm 2,6%; tính cả dầu thô ước đạt 10,11 tỷ USD, giảm 2,4%.

Saturday. September 26th, 2015