Xuất khẩu cá tra 2015 có thể đạt 1,7 tỷ USD, giảm so với năm 2014

Dù vậy, dự báo kim ngạch xuất khẩu trong quý III, IV đạt khoảng 950 triệu USD, lũy kế cả năm đạt kim ngạch xuất khoảng 1,7 tỷ USD, giảm khoảng 3,5% so với năm 2014.
Ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký VNPA nhận định, nghề nuôi chế biến cá tra xuất khẩu đã dần đi vào nề nếp.
Hiện nay hầu hết doanh nghiệpchế biến đều đã xây dựng được vùng nguyên liệu chủ động đến hơn 81% nguồn nguyên liệu. Việc đăng ký khai báo vùng nuôi cũng được các địa phương triển khai rất tốt.
Về thị trường tiêu thụ, có sự suy giảm ở một số thị trường lớn như: Mỹ, EU, Asean, Mexico, Brazil, nhưng bù lại nhiều thị trường mới có sự tăng trưởng khá, đặc biệt thị trường Trung Quốc-Hong Kong tăng gần gấp đôi.
Ông Dũng dự báo từ năm 2017 trở đi thị trường này sẽ trở thành thị trường lớn nhất của mặt hàng cá tra xuất khẩu.
Related news

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 9, Việt Nam chi khoảng 219,03 triệu USD để nhập thức ăn gia súc và nguyên liệu. Lũy kế đến ngày 15/9, Việt Nam chi 3,96 tỷ USD.

Công nghệ lạc hậu là nguyên nhân khiến nông sản Việt "lép vế" về chất lượng trên thị trường. Có 80 - 90% lượng hàng nông sản Việt Nam xuất khẩu phải thông qua các khâu trung gian, dẫn đến các lo ngại về giá cả, mất thương hiệu.

Một dấu hỏi đặt ra là nông sản Việt yếu đến cỡ nào khi mới đây có thông tin giá xuất khẩu chỉ bằng 65% giá bình quân thế giới. Phải chăng có nhiều yếu tố cộng dồn trong chuyện này?

Hiệu trưởng Đại học Quốc tế khi chủ trì Hội thảo “Phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp” cho biết, ông cảm thấy sốt ruột với hàng nông sản Việt trước ngưỡng cửa hội nhập sâu nhưng việc kết nối trong sản xuất còn yếu, chất lượng nông sản chưa cao...

Chiều 28-9, Bộ NN-PTNT cho biết, trong tháng 9-2015, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 541 triệu USD, nâng tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng năm 2015 đạt gần 4,7 tỷ USD, giảm 17,8% so cùng kỳ năm ngoái.