Xuất Hiện Bệnh Lạ Trên Cây Ngô Phía Bắc

Triệu chứng của bệnh bước đầu được ghi nhận là: cây lùn thấp; các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng.
Những cây bị nặng không phát triển được và chết dần, cây bị nhẹ vẫn phát triển nhưng rất chậm
* Chưa tìm ra nguyên nhân
Theo Cục BVTV, từ vụ đông 2013, hiện tượng lùn cây ngô bắt đầu xuất hiện rải rác tại Nghệ An, chủ yếu là trên ngô lai ở giai đoạn 5-7 lá, trong đó có những cây bị nặng không phát triển được và chết dần, những cây bị nhẹ phát triển rất chậm.
Tiếp theo Nghệ An, nhiều địa phương tại phía Bắc như Cao Bằng, Hòa Bình, Hưng Yên, Ninh Bình, Thanh Hóa... cũng đã phát hiện bệnh này.
Triệu chứng của bệnh bước đầu được ghi nhận là: cây lùn thấp; các lá xếp sít lại hình rẻ quạt, có màu xanh đậm và co nhăn; cây xiêu vẹo, đổ nghiêng trên ruộng. Triệu chứng của bệnh thể hiện rõ nhất ở giai đoạn 5-7 lá.
Những cây bị nặng không phát triển được và chết dần, cây bị nhẹ vẫn phát triển nhưng rất chậm, thân lóng sít, đến giai đoạn xoắn nõn – trổ cờ lá ngọn không bung được và thối ngọn. Ngoài ra, khi điều kiện ẩm, ướt bẹ, lóng thân sát gốc có hiện tượng thối và tiết ra dịch màu vàng, lõi cây ngô chuyển màu thâm đen.
Trước hiện tượng bệnh lạ xuất hiện trên cây ngô, thời gian qua, nhiều đơn vị như Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật (Cục BVTV), Viện BVTV, Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ sức khỏe cây trồng vật nuôi (Học viện Nông nghiệp Việt Nam)... đã tiến hành lấy mẫu giám định nhưng đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện thấy sinh vật gây ra hiện tượng trên.
Tháng 2/2014, Cục BVTV đã tiếp tục lấy mẫu ngô bị bệnh (giống ngô CP3Q) tại Nghệ An gửi giám định tại Tổ chức CABI (Vương quốc Anh) và kể cả các trung tâm giám định uy tín tại Trung Quốc nhưng đều chưa xác định được chính xác về sinh vật gây ra hiện tượng này.
Ông Ngô Tiến Dũng – Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết, hiện tượng lùn cây ngô đã bắt đầu xuất hiện rải rác từ 2-3 năm nay tại các tỉnh phía Bắc. Đến thời điểm này, đã có khoảng hơn 1.000 ha ngô tại các tỉnh phía Bắc xuất hiện bệnh lạ này. Tuy nhiên ông Dũng cho biết tỷ lệ cá thể nhiễm bệnh không lớn, chỉ rải rác thành từng đám với từ 2-10% cá thể nhiễm bệnh.
Qua theo dõi giám sát diễn biến của bệnh, chưa có bằng chứng thấy bệnh biểu hiện lây lan mà chỉ xảy ra cục bộ. Mặc dù hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên căn cứ vào các triệu chứng, Cục BVTV nhận định, bệnh có thể do vi khuẩn hoặc do tác động của thuốc trừ cỏ gây ra. Các chuyên gia của Tổ chức CABI cũng nhận định nhiều khả năng bệnh do vi khuẩn. Các nguyên nhân về virus và kỹ thuật canh tác đã được loại trừ.
Trong khi chưa có kết quả giám định chính xác về nguyên nhân gây ra hiện tượng này, vừa qua, Cục BVTV đã có văn bản đề nghị Chi cục BVTV các tỉnh, thành phố phía Bắc triển khai thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế thiệt hại của hiện tượng lùn cây ngô, cụ thể:
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đồng ruộng tại các vùng trồng ngô để kịp thời phát hiện hiện tượng lùn cây ngô, đồng thời theo dõi thống kê mức độ phát sinh gây hại cũng như diễn biến của bệnh.
Cụ thể, thống kê diện tích nhiễm bệnh đối với từng huyện và toàn tỉnh (theo ngưỡng tạm tính) theo phương pháp: Tính tổng diện tích xuất hiện bệnh; diện tích phát sinh rải rác có số cây nhiễm bệnh chiếm dưới 2,5% số cây; diện tích nhiễm nhẹ có số cây nhiễm bệnh chiếm từ 2,5 – 5%; diện tích nhiễm trung bình từ 5-10% số cây; diện tích nhiễm nặng trên 10% số cây và diện tích mất trắng chiếm trên 70% số cây.
Đi đôi với công tác rà soát thống kê, đề nghị Chi cục BVTV các tỉnh có đánh giá, nhận xét sơ bộ về các yếu tố chính ảnh hưởng đến phát sinh, gây hại của hiện tượng lùn cây ngô như: loại giống, xuất xứ của giống, thời vụ, thời tiết, phân bón...
- Phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn nông dân kiểm tra đồng ruộng phát hiện sớm những cây ngô có triệu chứng, đồng thời tiến hành nhổ bỏ, tiêu hủy những cây bị bệnh nặng, tăng cường chăm sóc tạo điều kiện cho cây còn lại sinh trưởng phát triển tốt.
Đối với các ruộng ngô bị hại nặng không có khả năng thu hoạch, cần tiêu hủy toàn bộ và tiến hành trồng lại nếu còn kịp thời vụ, hạn chế gieo trồng những giống ngô đã xác định bị bệnh hại nặng.
- Phát hiện sớm và quản lí chặt chẽ các loài bọ cánh cứng ăn lá (bọ nhảy) và các loại côn trùng hại ngô.
Phối hợp với Trung tâm BVTV vùng để lấy mẫu cây mới bị bệnh và có triệu chứng điển hình, gửi đi giám định xác định tác nhân gây bệnh. Đồng thời, thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện cũng như khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Cục BVTV để kịp thời báo cáo Bộ NN-PTNT có giải pháp xử lí.
Related news

“Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò giai đoạn bú sữa và sau cai sữa” là mô hình nằm trong phạm vi hợp phần Dự án cạnh tranh nông nghiệp Gia Lai. Sau 6 tháng triển khai tại xã Kông Yang (huyện Kông Chro - Gia Lai), dự án đã kết thúc và cho thấy những kết quả khá tích cực.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa phê duyệt quyết định hỗ trợ đầu tư cho nông dân trồng lúa trên địa bàn tỉnh đến năm 2015, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập và đạt mục tiêu xây dựng 60.000 ha vùng lúa chất lượng cao. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đã triển khai chương trình hỗ trợ hơn 12 tỉ đồng cho nông dân trong tỉnh trồng lúa chất lượng cao và sản xuất lúa giống nguyên chủng, giống xác nhận trong vụ hè thu 2013 theo quyết định này.

Sáng 22-5, ông Bùi Thế Sinh – Chủ tịch UBND xã Đa Lộc (Hậu Lộc – Thanh Hóa) cho biết, còn hàng nghìn tấn ngao (nghêu) đã đến vụ thu hoạch đang bị ứ đọng, không có thương lái thu mua.

Trong khuôn khổ dự án “Chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 – 2013” thực hiện năm 2013, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lươn đồng phương pháp sinh sản bán nhân tạo và kỹ thuật nuôi lươn thương phẩm tại xã Mỹ Lộc (Tam Bình - Vĩnh Long) với 40 hộ nông dân trong vùng triển khai dự án tham gia.

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.