Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Xử Lý Thành Công Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn

Xử Lý Thành Công Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn
Publish date: Monday. November 4th, 2013

Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.

Nhãn là loại cây ăn trái được nhà vườn Nhơn Nghĩa A chọn để phát triển kinh tế vườn khá lâu. Hiện nay có nhiều vườn nhãn ở xã trên 20 năm tuổi. Thế nhưng, gần 3 năm nay, vườn nhãn ở địa phương bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng, thiệt hại năng suất từ 10-100%, nhiều nhà vườn bị thất trắng, kinh tế của bà con gặp không ít khó khăn. Vườn của ông Lê Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa A cũng trồng nhãn được 90 gốc khoảng 17 năm tuổi và nhãn của ông cũng bị bệnh chổi rồng. Ông trăn trở: “Làm sao giúp nhà vườn xử lý thành công được bệnh này để bà con có thu nhập ổn định, giảm nghèo, góp phần đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí xã nông thôn mới”.

Là người đứng đầu chính quyền xã, ông Truyền ý thức được rằng, nếu đi vận động nhà vườn khôi phục vườn nhãn, mà vườn nhãn của ông còn bị bệnh thì chắc chắn chẳng ai nghe. Vì vậy, ông kết hợp với một công ty thuốc bảo vệ thực vật và ngành nông nghiệp địa phương kiên trì thử nghiệm quy trình xử lý bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của gia đình ở mùa nhãn năm rồi.

Tuy áp dụng đúng quy trình, tỷ lệ nhãn khỏi bệnh trên 90%, nhưng năm rồi nhãn ra bông ngay đợt bão nên tỷ lệ đậu trái thấp. Không nản lòng, ông tiếp tục kiên trì áp dụng quy trình xử lý bệnh chổi rồng ở mùa nhãn tiếp theo. Kết quả, mùa nhãn hiện nay cho trái rất sai, khoảng 2 tháng nữa cho thu hoạch, ít nhất khoảng 5 tấn trái. Ông rất vui mừng, một mặt là gia đình ông sẽ có nguồn thu nhập khấm khá, nhưng điều làm ông vui nhất là tìm ra quy trình xử lý nhãn bị chổi rồng thành công để hướng dẫn cho các nhà vườn khác. “Lúc mới vừa lú chồi, chưa nở lá là xịt, tới chừng nở 1-2 lá là xịt thêm cử thuốc trừ nhện và trừ sâu nữa, cho tới khi lá già... Xịt lặp lại như vậy cho đến cơi đọt thứ 2 mới xử lý ra hoa” - ông Truyền chia sẻ kinh nghiệm.

Từ thành công trên vườn nhãn của gia đình, ông Truyền tự tin vận động và chia sẻ cho nhân dân ở địa phương khôi phục lại vườn nhãn. Vườn nhãn của ông cũng trở thành điểm đến tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều nhà vườn. Thấy ông Truyền khống chế bệnh chổi rồng trên cây nhãn thành công, từ đó làm động lực cho các nhà vườn khác yên tâm đầu tư vào vườn nhãn của mình.

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn nhãn tiêu da bò tỏa ngát hương, bông nào bông nấy dài thượt, trổ bung đều cây, hứa hẹn một vụ mùa bội thu mà trong lòng ông Trần Văn Săn, ở ấp Nhơn Phú 1 vô cùng phấn khởi. Ông Săn cho biết, 6 công nhãn này của ông cho trái khoảng 2 năm, thế nhưng năm rồi vườn nhãn của ông cũng như nhiều vườn nhãn khác bị bệnh chổi rồng gần như thất trắng. Học hỏi từ vườn nhãn ông Truyền cộng với kiến thức cán bộ bảo vệ thực vật hướng dẫn về quy trình phòng bệnh chổi rồng, ông áp dụng đúng quy trình nên mùa nhãn đang cho trái hiện nay khỏi bệnh chổi rồng từ 80-90%.

Quy trình xử lý bệnh chổi rồng của ông Săn là cắt hết lá nhãn, cành nhãn bị bệnh rồi gom lại tiêu hủy. Sau khi cắt tỉa cành, thì tiến hành rải phân, sên sình, tưới nước cho nhãn để kích thích cây ra tược mới. Cây bắt đầu nhú tược là thời điểm nhện lông nhung - vật trung gian truyền bệnh chổi rồng tấn công mạnh nhất. “Phải thường xuyên xịt chứ bỏ lâu quá thì cũng không được. Vì nhện này hết chất thuốc thì nó tấn công rồi. Nó còn ít mình trị thì hiệu quả, chứ để nó nhiều quá trị cũng không đạt” - ông Săn chia sẻ.

Hiện có khoảng 70% diện tích nhãn ở Nhơn Nghĩa A được nhà vườn xử lý thành công bệnh chổi rồng, tỷ lệ khỏi bệnh từ 80-95%. Trong khi các nơi khác nhà vườn xử lý không thành công bệnh chổi rồng thì nhà vườn ở đây khống chế được bệnh là nhờ cắt tỉa kỹ nhãn bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ nhện đúng thời điểm và phun lặp lại đúng quy trình, sao cho lá nhãn, bông nhãn khi còn non tránh được sự tấn công của nhện. Anh Nguyễn Văn Đình, nhà vườn trồng nhãn ở ấp Nhơn Phú 1, chia sẻ: “Sau khi thu hoạch xong, thì cắt cành xuống 5 tấc cho hết chổi rồng, mới bón phân, xịt thuốc. Thấy ra tược là xịt. Còn nếu không cắt hết nhãn bệnh thì nó sẽ lây sang cây khác nữa”.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là do các nhà vườn không xử lý đồng loạt nên sâu bệnh có nơi cư trú dễ lây lan, tái phát. Ngay cả cùng một vườn nhãn cũng không ra tược, ra bông đồng loạt nên khó xử lý. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nghi ngờ nhện ký sinh trên loài ong lây truyền dịch bệnh nên đến các vườn nhãn ở xã Nhơn Nghĩa A bắt ong về kiểm tra, phân tích, hy vọng tìm ra quy trình xử lý triệt để bệnh chổi rồng, giúp nhà vườn làm giàu từ cây nhãn.Xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có diện tích vườn cây ăn trái 480ha, trong đó cây nhãn hơn 90ha. Diện tích nhãn này trước đây đều bị bệnh chổi rồng thiệt hại năng suất từ 30-100%. Nhờ ứng dụng hiệu quả kỹ thuật phòng chống bệnh nên năm nay phần lớn vườn nhãn ở xã đều khỏi bệnh từ 80-95%.

Nhãn là loại cây ăn trái được nhà vườn Nhơn Nghĩa A chọn để phát triển kinh tế vườn khá lâu. Hiện nay có nhiều vườn nhãn ở xã trên 20 năm tuổi. Thế nhưng, gần 3 năm nay, vườn nhãn ở địa phương bị nhiễm bệnh chổi rồng nặng, thiệt hại năng suất từ 10-100%, nhiều nhà vườn bị thất trắng, kinh tế của bà con gặp không ít khó khăn. Vườn của ông Lê Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa A cũng trồng nhãn được 90 gốc khoảng 17 năm tuổi và nhãn của ông cũng bị bệnh chổi rồng. Ông trăn trở: “Làm sao giúp nhà vườn xử lý thành công được bệnh này để bà con có thu nhập ổn định, giảm nghèo, góp phần đạt tiêu chí thu nhập và hộ nghèo theo tiêu chí xã nông thôn mới”.

Là người đứng đầu chính quyền xã, ông Truyền ý thức được rằng, nếu đi vận động nhà vườn khôi phục vườn nhãn, mà vườn nhãn của ông còn bị bệnh thì chắc chắn chẳng ai nghe. Vì vậy, ông kết hợp với một công ty thuốc bảo vệ thực vật và ngành nông nghiệp địa phương kiên trì thử nghiệm quy trình xử lý bệnh chổi rồng trên vườn nhãn của gia đình ở mùa nhãn năm rồi.

Tuy áp dụng đúng quy trình, tỷ lệ nhãn khỏi bệnh trên 90%, nhưng năm rồi nhãn ra bông ngay đợt bão nên tỷ lệ đậu trái thấp. Không nản lòng, ông tiếp tục kiên trì áp dụng quy trình xử lý bệnh chổi rồng ở mùa nhãn tiếp theo. Kết quả, mùa nhãn hiện nay cho trái rất sai, khoảng 2 tháng nữa cho thu hoạch, ít nhất khoảng 5 tấn trái. Ông rất vui mừng, một mặt là gia đình ông sẽ có nguồn thu nhập khấm khá, nhưng điều làm ông vui nhất là tìm ra quy trình xử lý nhãn bị chổi rồng thành công để hướng dẫn cho các nhà vườn khác. “Lúc mới vừa lú chồi, chưa nở lá là xịt, tới chừng nở 1-2 lá là xịt thêm cử thuốc trừ nhện và trừ sâu nữa, cho tới khi lá già... Xịt lặp lại như vậy cho đến cơi đọt thứ 2 mới xử lý ra hoa” - ông Truyền chia sẻ kinh nghiệm.

Từ thành công trên vườn nhãn của gia đình, ông Truyền tự tin vận động và chia sẻ cho nhân dân ở địa phương khôi phục lại vườn nhãn. Vườn nhãn của ông cũng trở thành điểm đến tham quan học tập kinh nghiệm của nhiều nhà vườn. Thấy ông Truyền khống chế bệnh chổi rồng trên cây nhãn thành công, từ đó làm động lực cho các nhà vườn khác yên tâm đầu tư vào vườn nhãn của mình.

Dẫn chúng tôi ra thăm vườn nhãn tiêu da bò tỏa ngát hương, bông nào bông nấy dài thượt, trổ bung đều cây, hứa hẹn một vụ mùa bội thu mà trong lòng ông Trần Văn Săn, ở ấp Nhơn Phú 1 vô cùng phấn khởi. Ông Săn cho biết, 6 công nhãn này của ông cho trái khoảng 2 năm, thế nhưng năm rồi vườn nhãn của ông cũng như nhiều vườn nhãn khác bị bệnh chổi rồng gần như thất trắng. Học hỏi từ vườn nhãn ông Truyền cộng với kiến thức cán bộ bảo vệ thực vật hướng dẫn về quy trình phòng bệnh chổi rồng, ông áp dụng đúng quy trình nên mùa nhãn đang cho trái hiện nay khỏi bệnh chổi rồng từ 80-90%.

Quy trình xử lý bệnh chổi rồng của ông Săn là cắt hết lá nhãn, cành nhãn bị bệnh rồi gom lại tiêu hủy. Sau khi cắt tỉa cành, thì tiến hành rải phân, sên sình, tưới nước cho nhãn để kích thích cây ra tược mới. Cây bắt đầu nhú tược là thời điểm nhện lông nhung - vật trung gian truyền bệnh chổi rồng tấn công mạnh nhất. “Phải thường xuyên xịt chứ bỏ lâu quá thì cũng không được. Vì nhện này hết chất thuốc thì nó tấn công rồi. Nó còn ít mình trị thì hiệu quả, chứ để nó nhiều quá trị cũng không đạt” - ông Săn chia sẻ.

Hiện có khoảng 70% diện tích nhãn ở Nhơn Nghĩa A được nhà vườn xử lý thành công bệnh chổi rồng, tỷ lệ khỏi bệnh từ 80-95%. Trong khi các nơi khác nhà vườn xử lý không thành công bệnh chổi rồng thì nhà vườn ở đây khống chế được bệnh là nhờ cắt tỉa kỹ nhãn bệnh đem tiêu hủy, phun thuốc trừ nhện đúng thời điểm và phun lặp lại đúng quy trình, sao cho lá nhãn, bông nhãn khi còn non tránh được sự tấn công của nhện. Anh Nguyễn Văn Đình, nhà vườn trồng nhãn ở ấp Nhơn Phú 1, chia sẻ: “Sau khi thu hoạch xong, thì cắt cành xuống 5 tấc cho hết chổi rồng, mới bón phân, xịt thuốc. Thấy ra tược là xịt. Còn nếu không cắt hết nhãn bệnh thì nó sẽ lây sang cây khác nữa”.

Tuy nhiên, vấn đề khó khăn hiện nay là do các nhà vườn không xử lý đồng loạt nên sâu bệnh có nơi cư trú dễ lây lan, tái phát. Ngay cả cùng một vườn nhãn cũng không ra tược, ra bông đồng loạt nên khó xử lý. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh nghi ngờ nhện ký sinh trên loài ong lây truyền dịch bệnh nên đến các vườn nhãn ở xã Nhơn Nghĩa A bắt ong về kiểm tra, phân tích, hy vọng tìm ra quy trình xử lý triệt để bệnh chổi rồng, giúp nhà vườn làm giàu từ cây nhãn.


Related news

Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD Xuất Khẩu Nông, Lâm, Thủy Sản Năm Nay Có Thể Đạt 30 Tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản chín tháng qua đã đạt 22,7 tỷ USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2013 và dự kiến cả năm có thể cán mốc 30 tỷ USD.

Thursday. October 16th, 2014
Nhân Đạo Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững Nhân Đạo Phát Triển Cây Hồ Tiêu Theo Hướng Bền Vững

Gia đình ông Nguyễn Vân ở thôn 8 hiện có hơn 1.000 trụ tiêu đều phát triển tốt, nhiều năm nay, trung bình luôn cho sản lượng 4 tấn. Theo ông Vân thì hồ tiêu là cây trồng khó tính, đòi hỏi người nông dân phải tuân thủ chặt chẽ những kỹ thuật trong tất cả các khâu từ chọn giống, chuẩn bị đất đai, trồng và chăm sóc.

Thursday. October 16th, 2014
Bước Đầu Phát Triển Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Ở Nậm Nèn Bước Đầu Phát Triển Mô Hình Nuôi Tằm Ăn Lá Sắn Ở Nậm Nèn

Đầu năm 2014, bản Nậm Nèn 1, xã Nậm Nèn, huyện Mường Chà bắt đầu xuất hiện một số mô hình nuôi tằm ăn lá sắn. Đến nay, sau hơn nửa năm, các mô hình ấy đều đang phát triển tốt, người dân đã thu hoạch được nhiều lứa tằm thịt, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể trong thời điểm nông nhàn.

Thursday. October 16th, 2014
Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh Hiệu Quả Của Mô Hình Câu Lạc Bộ Giống Cây Trồng Xã Bình Thạnh

Dù mới được thành lập và đi vào hoạt động được gần 2 năm nhưng mô hình Câu lạc bộ (CLB) giống cây trồng tại xã Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh đã mang lại hiệu quả thiết thực trong việc hỗ trợ giống, kinh nghiệm sản xuất cho nông dân trong xã. CLB cũng góp phần phát triển kinh tế và nâng cao đời sống hội viên nông dân trên địa bàn.

Thursday. October 16th, 2014
Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả Hoa Màu Mùa Lũ, Lợi Thế Nhưng Chưa Hiệu Quả

Theo bà con nông dân, năng suất hoa màu năm nay tương đối khá nhưng giá cả bấp bênh, đặc biệt là càng gần cuối vụ, một số loại hoa màu như hành lá, ớt, bắp lai rớt giá nên bà con có lãi ít, thậm chí một số diện tích phá huề.

Thursday. October 16th, 2014